Giữa tâm bão tiền ảo đang hoành hành, nhiều nhà sản xuất AIB vẫn không ngần ngại ra mắt các sản phẩm card đồ họa sử dụng GPU Nvidia Pascal cao cấp nhất. Trong tình trạng card đồ họa AMD luôn cháy hàng còn Nvidia thì từ GTX 1050 đến GTX 1080 Ti đều bị mang ra làm trâu cày, tôi vẫn có may mắn được cầm trên tay bộ 3 GeForce GTX 1080 Ti mới nhất của Zotac. Với các sản phẩm này, những game thủ ưu tiên hiệu năng thuần túy lên hàng đầu sẽ có thêm lựa chọn ở mức giá cực kì hấp dẫn so với các tên tuổi cao cấp hơn.
Đầu tiên là Zotac GeForce GTX 1080 Ti Blower, một phiên bản tương đương với bản Founders Edition với tản nhiệt lồng sóc truyền thống. Đây sẽ là phiên bản tầm trung trong series GTX 1080 Ti của Zotac. Với xung nhịp 1480/1528MHz lẫn giải pháp tản nhiệt y hệt bản FE, sẽ khó có thể trông đợi một sự vượt trội về hiệu năng ở phiên bản Blower của Zotac.
Tương tự như bản Founders Edition của Nvidia, phụ kiện đính kèm của Zotac GTX 1080 Ti Blower là khá khiêm tốn với 1 dây 2x6 pin thành 8 pin và 1 dây 2x Molex thành 6 pin cùng cổng chuyển DisplayPort ra DVI. Phần mặt sau của chiếc card đồ họa này được trang bị 3 cổng DisplayePort và 1 HDMI tương tự bản FE. Số lượng cổng ít là chủ ý của nhà sản xuất để dành không gian cho lưới thoát khí của tản nhiệt.
Tản nhiệt lồng sóc quen thuộc trên những chiếc card đồ họa bản tiêu chuẩn ref của cả Nvidia lẫn AMD. Khí mát sẽ được hút từ mặt trước rồi dẫn qua các lá đồng để giải bớt nhiệt và thoát ra ở phía sau vỏ case. Điều này sẽ giúp cho nhiệt độ case không bị quá cao nhưng cũng đồng thời hạn chế hiệu năng của GPU cho hạn chế về khả năng tản nhiệt của giải pháp này.
Đây cũng là một trong những chiếc GTX 1080 Ti nhẹ nhất mà tôi từng cầm trên tay nhờ phần tản nhiệt gọn gàn cũng như không có backplate ở mặt sau. Nói chung với chiếc Zotac GeForce GTX 1080 Ti Blower, game thủ sẽ rất cần chú trọng đến việc đối lưu không khí trong case để đảm bảo khả năng tản nhiệt tốt nhất cho card đồ họa.
Trong khi đó, 2 chiếc Zotac GeForce GTX 1080 Ti AMP Extreme và AMP Extreme Core Edition có hình dáng và thiết kế phần cứng giống nhau hoàn toàn. Điểm khác biệt duy nhất của 2 chiếc card này là xung nhịp GPU lần lượt là 1645/1759MHz và 1607/1721MHz với bản Core thua kém không đáng kể.
Là một hãng sản xuất ưu tiên hiệu năng lên hàng đầu, phụ kiện của dòng card Zotac GeForce GTX 1080 Ti AMP Extreme cũng khá đơn giản với sách hướng dẫn sử dụng cùng 2 dây nguồn 2x6pin thành 8pin.
Như những phiên bản custom khác của GTX 1080 Ti, bộ đôi AMP Extreme của Zotac cũng sử dụng nguồn 2 chân 8 pin. Đi kèm với hệ thống tản nhiệt 3 quạt cỡ lớn, khả năng ép xung của 2 chiếc card này chắc chắn sẽ cực kì đáng gờm dù đã được nhà sản xuất ép xung lên mức khá cao. Phần viền mica ở 2 bên quạt tản nhiệt được tích hợp đèn LED RGB để chủ nhân có thể thỏa sức cá nhân hóa chiếc card của mình.
Mặt sau của Zotac Geforce GTX 1080 Ti AMP Extreme được trang bị backplate kim loại được trang trí khá điệu đà. Ngoài logo Zotac được tích hợp đèn LED RGB, một điểm nhấn quan trọng là 2 con chip Power Boost. Đây là công nghệ được Zotac quảng cáo là có khả năng điều tiết điện áp giúp hạn chế tối đa tình trạng "coil whine" tạo tiếng ồn khó chịu khi card đồ họa xử lý game ở FPS tầm 2-300 trở lên. Ngoài ra, chúng sẽ đảm bảo điện áp ổn định để các linh kiện hoạt động bền bỉ nhất.
Mặt sau của bộ đôi AMP Extreme khá tương đồng với bản Blower trừ sự bổ sung của kết nối DVI-D. 3 cổng DisplayPort và 1 cổng HDMI gần như là trang bị tiêu chuẩn trên các card đồ họa cao cấp của Zotac.
Bo mạch của Zotac GeForce GTX 1080 Ti AMP Extreme được thiết kế cực kì ấn tượng với phần nguồn lên tới 16+2 pha, đảm bảo điện năng được phân phối đều trên các linh kiện để đạt hiệu suất tối đa. Khi mở ra, phần tản nhiệt của chiếc card này cũng khá thông dụng với các lá đồng mạ nickel đặt sát nhau cũng như phần tiếp xúc trực tiếp với GPU được làm bằng đồng nguyên nhất cho hiệu năng làm mát tốt nhất.
Được bán ra với mức giá cực kì cạnh tranh, bộ 3 GTX 1080 Ti mới nhất của Zotac hứa hẹn sẽ mang lại một làn gió mới cho phân khúc card đồ họa high-end cũng như là những lựa chọn đáng đồng tiền bát gạo cho game thủ.
Nguồn: Genk.vn
FrontEnd Developer (ReactJS, VueJS, HTML)
Location: Hồ Chí Minh
Salary: 10 Mil - 16 Mil VND
Quản lý dự án (Scrum Master/Game Producer)
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SKYBULL VIỆT NAM
Location: Hà Nội
Salary: 10 Mil - 12 Mil VND
Mobile Developer Junior (Mạnh Flutter)
Công Ty Cổ Phần Phương Tiện Điện Thông Minh Selex
Location: Hà Nội
Salary: 800 - 1,500 USD
Junior Mobile Developer (Flutter)
Công Ty Cổ Phần Phương Tiện Điện Thông Minh Selex
Location: Hà Nội
Salary: 1,000 - 1,500 USD
Thực Tập Sinh Lập Trình - Intern Developer (Game Mobile)
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SKYBULL VIỆT NAM
Location: Hà Nội
Salary: Competitive
GAME DESIGNER - LẬP KẾ HOẠCH CHO GAME
Location: Hà Nội
Salary: Competitive
Location: Hồ Chí Minh
Salary: 20 Mil - 35 Mil VND
GAME DESIGNER - LẬP KẾ HOẠCH CHO GAME
Location: Hà Nội
Salary: Competitive
Location: Bình Dương
Salary: Competitive
Cổ Phần Kết Nối Nhân Tài - Talentnet Corporation
Location: Hồ Chí Minh
Salary: Competitive