Vào tháng 6 năm 2015, SpaceX đã công bố một cuộc thi dành cho các sinh viên trường đại học và các nhóm kỹ sư. Nhiệm vụ dành cho họ là thiết kế những khoang tàu Hyperloop mà SpaceX sẽ sử dụng để biến nó thành tàu siêu tốc chạy trong ống chân không. Các đội thi sẽ có cơ hội thử nghiệm những khoang tàu mà họ thiết kế trong hệ thống đường tàu của Hyperloop vào cuối tuần này.
Elon Musk, CEO SpaceX.
Năm 2013, CEO công ty, ông Elon Musk đã ra mắt bản kế hoạch dài 57 trang về những dự định của ông cho Hyperloop trong tương lai. Đây là một hệ thống giao thông mới có thể vận chuyển hành khách và hàng hoá trong một ống chân không, với tốc độ lên đến hơn 1100 km/h. Hiện tại ông Musk vẫn chưa có kế hoạch thương mại hóa Hyperloop, nhưng ông vẫn khuyến khích nhiều đội nhóm trên thế giới tham gia cuộc thi đặc biệt này.
Cuộc thi đã kéo dài được khá lâu, sau khi SpaceX công bố nó vào tháng 6 năm 2015, hơn 1200 đội thi đã tham gia. Tuy nhiên, những giám khảo của SpaceX chỉ chọn lựa được 30 đội vào vòng trong của cuộc thi vào tháng 2 năm 2016.
Đường ray của Hyperloop.
Trong cuối tuần này, các đội sẽ có cơ hội thử nghiệm khoang tàu của họ trong hệ thống đường ray chân không Hyperloop, đặt tại thành phố Hawthorne, thuộc bang California (Mỹ). Những khoang tàu sẽ trải qua nhiều công đoạn kiểm tra gắt gao để có thể vận hành được trong đường ray.
Rất tiếc không phải đội nào cũng có thể tham gia vào cuộc thi này. Đại học Toronto đã rời bỏ cuộc thi và xây dựng một khoang tàu độc lập cho riêng mình, đại học Drexel sẽ trưng bày khoang tàu của họ nhưng sẽ không tham gia vào công đoạn chạy thử. Tổng cộng sẽ có 26 trên 30 đội tham gia vào vòng trong cuộc thi. Sau đây là những thiết kế đến từ các đội.
1. MIT Hyperloop
Nhóm Hyperloop của đại học MIT có 28 thành viên đến từ các ngành khác nhau như hàng không, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện và quản trị kinh doanh. Nhóm đã dành được giải Thiết Kế Khoang Tàu Ấn Tượng trong năm trước. Đại diện nhóm cho biết nó có thể đạt được vận tốc tối đa là 100 mét/giây.
2. Đại học Wisconsin-Madison: Badgerloop
Nhóm Badgerloop gồm những sinh viên chưa ra trường thuộc ngành kỹ sư tại đại học Wisconsin-Madison. Họ đã thiết kế khoang tàu dài 4,5 mét và giành giải Khoang Tàu Có Tính Kỹ Thuật Xuất Sắc trong giai đoạn đầu của cuộc thi.
3. Đại học California, Irvine: HyperXite
Đội HyperXite bao gồm 30 sinh viên và khoang tàu của học có thể chứa đến 28 người, giúp giảm giá thành của mỗi chuyến đi bằng Hyperloop. Họ là một trong 3 đội giành giải Khoang Tàu Có Tính Kỹ Thuật Xuất Sắc của cuộc thi.
4. Đại học Virginia Tech
Nhóm bao gồm 29 thành viên và đã giành được giải Khoang Tàu Có Tính Kỹ Thuật Xuất Sắc. Ban đầu, khoang tàu của nhóm có tên Vhyper và nó sử dụng động cơ đẩy khí gas lạnh để đạt được vận tốc gần 650 km/h. Tuy nhiên, nhóm đã thay đổi chiến thuật và thiết kế một khoang tàu mới, có tên V-17. Nó sử dụng vỏ bằng sợi carbon để giảm 20% trọng lượng, và không dùng động cơ đẩy.
5. Đại học công nghệ Delft: Delft Hyperloop
Nhóm Delft Hyperloop bao gồm 30 kỹ sư đến từ các ngành khác nhau tại Hà Lan. Họ cho biết tàu của mình có thể đạt được vận tốc 1200 km/h. Nhóm đã giành giải Khoang Tàu Sáng Tạo của cuộc thi.
6. Đại học Washington: UWashington Hyperloop
Nhóm có tổng cộng 40 thành viên, 32 trong số đó là các sinh viên đại học. Họ đã giành được giải Hệ Thống Phụ An Toàn, đồng thời tàu của họ có thể vận hành ở vận tốc 160 km/h, sử dụng các nam châm để nâng tàu.
7. Đại học RMIT: Vichyper
Nhóm đến từ nước Úc đã thiết kế khoang tàu với các hệ thống điều khiển tự động để tối ưu hóa sự an toàn. Giải Hệ Thống Phanh Suất Sắc đã thuộc về nhóm trong giai đoạn đầu của cuộc thi.
8. Carnegie Mellon Hyperloop
Nhóm Carnegie Mellon Hyperloop sử dụng vỏ bằng sợi carbon để giảm lực cản không khí, để cho tàu đạt vận tốc lên đến 350 km/h. Khoang tàu dùng điện từ trường để nổi trong đường ray, và sử dụng hệ thống phanh tiên tiến để dừng hẳn trong 10 giây khi đang di chuyển ở vận tốc 320 km/h.
9. Đại học Florida: Gatorloop
Nhóm Gatorloop có 15 thành viên bao gồm sinh viên đang học và đã tốt nghiệp. Khoang tàu dài 4,5 mét này có thể đạt được vận tốc 400 km/h. Khác với các thiết kế của nhóm khác, Gatorloop sẽ chạy bằng các bánh xe.
10. Đại học Cincinnati: Hyperloop UC
Tàu của nhóm Hyperloop UC sử dụng thiết kế theo kiểu module, tách bạch phần động cơ và khoang hành khách. Khi có sự cố xảy ra, các hành khách sẽ giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn.
11. Đại học Keio: Keio Alpha
Keio Alpha là nhóm duy nhất đến từ Nhật Bản trong cuộc thi. Họ bao gồm các sinh viên đã tốt nghiệp đến từ trường đại học Keio.
12. Đại học Lehigh
Nhóm đến từ trường đại học Lehigh có 150 thành viên đến từ nhiều ngành khác nhau. Khoang tàu của nhóm sử dụng điện từ trường để nổi và nó có tích hợp pin năng lượng của 8 xe Tesla Model S.
13. rLoop
Đây là nhóm duy nhất không có liên kết với trường đại học. Họ bao gồm 140 thành viên của diễn đàn Reddit trên khắp thế giới. Nhóm làm việc với nhau bằng hình thức trực tuyến qua mạng và gặp nhau ngoài đời. Khoang tàu của rLoop sử dụng điện từ trường để di chuyển.
14. Đại học Maryland: UMD Loop
Nhóm sinh viên từ đại học Maryland đã chế tạo ra khoang tàu có tên Prometheus, sử dụng hệ thống giảm chấn tiên tiến để mang lại sử thoải mái cho hành khách.
15. Trung học St. John's: HyperLift
6 học sinh từ trường trung học St. John's đến từ Houston (Texas) sẽ trình diễn khoang tàu HyperLift của mình vào cuối tuần nay.
16. Đại học Wisconsin-Milwaukee: Mercury Three
Nhóm bao gồm 13 thành viên đã xây dựng khoang tàu mang tên vị thần Hy Lạp, nó sử dụng điện từ trường để di chuyển.
17. Đại học kỹ thuật Munich: WARR Hyperloop
Đây là một trong hai nhóm đến từ Châu Âu, bao gồm 37 thành viên. Khoang tàu của họ có thể đạt vận tốc 350 km/h và sử dụng điện từ trường.
18. Đại học Waterloo: Waterloop
Nhóm có 150 thành viên này đến từ nhiều ngành tại đại học Waterloo (Canada). Khoang tàu mang tên Goose I của nhóm có thể đạt vận tốc 550 km/h.
19. Đại học Southern California: Hyperloop at USC
Nhóm có 20 thành viên đã tốt nghiệp và đang theo học tại đại học Southern California. Khoang tàu của họ có khả năng tăng tốc lên 500 km/h chỉ trong 7 giây. Nó sử dụng hệ thống đẩy và phanh rất hiện đại và tiên tiến.
20. Đại học Purdue
Khoang tàu từ nhóm Purdue được làm bằng sợi carbon và sử dụng điện từ trường. Nhóm bao gồm 30 thành viên đã tốt nghiệp lẫn chưa tốt nghiệp.
21. Đại học bang Louisiana: Bayou Bengals
Nhóm có 20 thành viên đã thiết kế khoang tàu dài 3,6 mét, với vận tốc lên đến 240 km/h. Nó được trang bị hệ thống đẩy và vỏ tàu bằng sợi carbon.
22. Đại học California, Berkeley: Bloop
Bloop là khoang tàu được điều áp để hành khách có thể thở dễ dàng. Khoang tàu nặng 250 kg này sử dụng điện từ trường để di chuyển.
23. Đại học Colorado Denver: HyperLynx
Ban đầu, nhóm bao gồm các sinh viên năm 2 đã thiết kế khoang tàu mang tên HyperLynx, nhưng hiện tại các sinh viên năm 1 đã chịu trách nhiệm dự án này. Nó sẽ di chuyển bằng bánh xe và sử dụng phanh ma sát để dừng.
24. Đại học Illinois tại Urbana Champaign: Illini Hyperloop
Nhóm Illini Hyperloop bao gồm các sinh viên chưa tốt nghiệp. Khoang tàu dài 2,1 mét này sử dụng điện từ trường để đạt vận tốc 400 km/h.
25. Đại học New York: NYU Hyperloop
Nhóm NYU thiết kế khoang tàu dành riêng cho mục đích vận chuyển hàng hoá. Nó có thiết kế module để phù hợp với từng kích cỡ hàng, và sử dụng bánh xe để di chuyển.
26. Nhóm OpenLoop: Đại học Northeastern, đại học Memorial, đại học Princeton, đại học Cornell, đại học Harvey Mudd và đại học Michigan
Liên minh 6 trường đại học đã thiết kế khoang tàu sử dụng điện từ trường với khả năng tự điều chỉnh hệ thống để phù hợp cho từng mục đích của chuyến đi, nó có thể đạt vận tốc lên đến 320 km/h.
Tham khảo Business Insider
Nguồn: Genk.vn