Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Ngân hàng và Fintech hợp tác thế nào trong CMCN lần thứ 4?

Ngân hàng và Fintech hợp tác thế nào trong CMCN lần thứ 4?

Ngân hàng và Fintech hợp tác thế nào trong CMCN lần thứ 4? Ảnh minh họa: Internet

Theo ông Nguyễn Đức Huy – Phó Giám đốc khối ngân hàng số (Ngân hàng Quân đội), trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, thì xu thế hợp tác giữa ngân hàng và Fintech đang diễn ra rất mạnh mẽ giúp cho ngân hàng phát triển. Đâu đó, các ngân hàng và Fintech cũng có cạnh tranh nhất định nhưng sự hợp tác giúp cho ngân hàng có những cánh tay nối dài và đi được những bước đường xa hơn.

Fintech được hiểu là áp dụng các công nghệ đổi mới, sáng tạo và hiện đại cho lĩnh vực tài chính bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư, dịch vụ thanh toán, cơ sở hạ tầng tài chính nhằm mang tới cho khách hàng các giải pháp dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống.

Việt Nam là 1 trong các quốc gia phát triển rất mạnh mẽ về Internet, mobile. Một con số thống kê cho thấy, tại Việt Nam, mạng xã hội đang phát triển rất mạnh mẽ với có 63 triệu tài khoản Facebook đã được tạo ra và 43 triệu tài khoản đang hoạt động. Đây chính là cơ hội rất lớn cho đơn vị cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ.

Theo ông Nguyễn Đức Huy, bức tranh Fintech Việt Nam cũng đa dạng. Hiện ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cấp phép cho 26 đơn vị thanh toán. Theo đánh giá cúa ông này, các sản phẩm, dịch vụ của các đơn vị Fintech có tính sáng tạo hơn nhiều so với các sản phẩm truyền thống của ngân hàng. Đồng thời, các Fintech chấp nhận rất nhiều rủi ro mà các Ngân hàng không có được. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội để chúng tôi kết nối, kết hợp với các đơn vị Fintech để cho ra đời những dịch vụ mang tính sáng tạo tốt hơn cho khách hàng.

Ông Nguyễn Đức Huy cho hay, bản thân các ngân hàng có rất nhiều lợi thế về vốn, kiến thức, chuyên ngành, khả năng đầu tư dài hạn…. vậy tại sao ngân hàng không trở thành các Fintech lớn để cung cấp các dịch có trải nghiệm xuất sắc hơn, chất lượng tốt hơn, an toàn hơn, có độ tin cậy hơn vì đâu đó 1 số dịch vụ của Fintech vẫn chưa lấy dc sự tin tưởng của khách hàng.

Thực tế, các ngân hàng hưởng lợi lớn từ các công nghệ mới của cuộc cách mạng 4.0. "Đối với chúng tôi, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cho thế giới rất nhiều thứ. Chẳng hạn như AI mang lại các chatbot chăm sóc khách hàng, cung cấp khách hàng tự động. Hiện, nhiều ngân hàng ở Việt Nam đã có các trợ lý ảo chăm sóc khách hàng như TPBank hay BIDV,..."

Ngoài ra, các công nghệ mới trong cuộc cách mạng 4.0 cũng mang lại các nguồn lợi khác trong đó có việc dự báo nhu cầu khách hàng. Ông Nguyễn Đức Huy cho hay, các lịch sử giao dịch của khách hàng chính là nguồn thông tin quý báu để các ngân hàng có thể dự báo nhu cầu và bán hàng. Một đặc điểm nữa là khả năng xếp hạng tín nhiệm của khách hàng thông qua các hành vi tiêu dùng, các hoạt động trên mạng xã hội hay mạng viễn thông....Ngoài ra, tự động hóa là 1 điểm quan trọng trong công cuộc đổi mới trong các dịch vụ ngân hàng giúp tiết kiệm thời gian giao dịch.

Sự kết hợp với Fintech giúp ngân hàng cung cấp những dịch vụ tài chính tốt hơn, khai thác tốt hơn năng lực đơn vị thứ 3. Cũng theo ông Huy, trong năm 2017, Ngân hàng quân đội đã có một bước quyết định mạnh mẽ khi kết hợp với một đơn vị Fintech cho ra đời 1 trải nghiệm mới cho khách hàng trên nền tảng công nghệ mới.

Theo vị này, các khách hàng sử dụng MobileApp hiện nay gần như có rất ít sự tương tác với ngân hàng. Để thay đổi, các trải nghiệm cho khách hàng thì có thể giao tiếp với ngân hàng thông qua fanpage của MB và qua đó có thể thực hiện các giao dịch tài chính như xem số dư, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn... và trao đổi những câu hỏi, tư vấn, chăm sóc khách hàng ngay khi trò chuyện với một chatbot đại diện của ngân hàng.

D.V

Nguồn: Ictnews.vn

Similar blogs

Hot Blogs