Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Người dùng giận dữ vì Xiaomi Mi 9 hết hàng chỉ sau vài giây, doạ chuyển sang sử dụng hãng smartphone khác

Người dùng giận dữ vì Xiaomi Mi 9 hết hàng chỉ sau vài giây, doạ chuyển sang sử dụng hãng smartphone khác

Nhiều người dùng cảm thấy bực tức vì vật lộn "săn sale" nhưng vẫn không mua nổi Mi 9 do cháy hàng quá nhanh, thậm chí còn dọa chuyển sang dùng smartphone hãng khác.

Hiện tại, Xiaomi vẫn chưa chính thức phân phối smartphone tại Mỹ, do đó việc mua chiếc smartphone Xiaomi tại quốc gia này vẫn còn là một điều khá khó khăn. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn chưa dừng lại ở đó, ngay cả người dùng tại Trung Quốc cũng phải vật lộn và bỏ ra nhiều công sức để có thể mua được một chiếc, nhất là đối với những mẫu smartphone mới được ra mắt.

Người dùng giận dữ vì Mi 9 hết hàng chỉ trong vài giây - Ảnh 1.

Mi 9 được ra mắt vào tháng trước, cùng ngày với Galaxy S10.

Mi 9 - mẫu flagship mới nhất của Xiaomi đã được bán ra lần đầu tiên tại Trung Quốc vào tuần trước và cháy hàng chỉ trong chưa đầy 53 giây. Đợt mở bán thứ hai bắt đầu vào lúc 10h sáng ngày hôm qua (6/3), tuy nhiên nhiều người vẫn cảm thấy bực tức khi không thể mua được chiếc điện thoại này bởi nó lại tiếp tục cháy hàng sau vài giây mở bán.

Flash Sale từ lâu đã trở thành một phần trong chiến lược kinh doanh của Xiaomi. Đây là một chiến thuật được biết đến rộng rãi với tên gọi "Marketing bỏ đói" (Hunger Marketing). Công ty đã giới hạn số lượng smartphone bán ra trong mỗi đợt mở bán, từ đó khiến người dùng nảy sinh cảm giác chờ đợi, trông ngóng và thu hút sự chú ý tốt hơn.

Người dùng giận dữ vì Mi 9 hết hàng chỉ trong vài giây - Ảnh 2.

Nhiều người vật lộn săn sale nhưng vẫn không thể mua được Mi 9 do nó cháy hàng quá nhanh.

Đối với "Marketing bỏ đói", các nhà sản xuất sẽ cố tình hạ thấp sản lượng sau khi ra mắt sản phẩm để đạt được mục đích điều tiết, khống chế quan hệ cung cầu, tạo ra "hiện tượng giả" cung không đủ cầu nhằm duy trì mức giá và tỉ suất lợi nhuận cao. 

Mặc dù vậy, Lei Jun - đồng sáng lập kiêm CEO của Xiaomi đã nhiều lần phủ nhận rằng việc công ty bán hàng theo các đợt Flash Sale không phải là một chiến lược kinh doanh. 

Tháng 11 năm ngoái, Xiaomi đã tổ chức chương trình "Crazy Deals" tại Anh và bán ra Mi 8 Lite với mức giá 1 bảng Anh (tương đương 30.000 đồng). Tuy nhiên, do một số lỗi về kĩ thuật trên website của công ty, người ta phát hiện ra rằng chỉ có 2 hoặc 3 chiếc Mi 8 Lite được bán ra trong thời gian khuyến mãi. Sau vụ việc này, Xiaomi đã bị cộng đồng mạng lên án dữ dội.

Người dùng giận dữ vì Mi 9 hết hàng chỉ trong vài giây - Ảnh 3.

Mi 8 Lite được bán ra với mức giá 1 bảng Anh trong đợt Flash Sale của Xiaomi tại Anh.

Người dùng giận dữ vì Mi 9 hết hàng chỉ trong vài giây - Ảnh 4.

Số lượng sản phẩm bị giới hạn ở 2 hoặc 3 chiếc.

Trong sự kiện ra mắt của Mi 9 vào tháng trước, CEO Lei Jun đã tuyên bố rằng Xiaomi đã chuẩn bị một lượng lớn Mi 9 đủ để bán ra trong đợt mở bán đầu tiên. Tuy nhiên, các bài viết gần đây trên trang Weibo của Lei Jun hiện đang tràn ngập những lời chỉ trích từ fan hâm mộ, khi mà họ không thể mua được chiếc điện thoại này mặc dù đã vật lộn để "săn sale".

"Đây có phải là những gì mà ông gọi là 'có đủ hàng để bán'?" - một người dùng đã hỏi Lei Jun trên Weibo. Đáp lại câu hỏi này, vị CEO của Xiaomi đã liên tục đăng tải hàng loạt bài viết cho thấy nỗ lực của Xiaomi để thúc đẩy quá trình sản xuất Mi 9, đồng thời phủ nhận rằng công ty đang một lần nữa thực hiện lại chiến dịch "Marketing bỏ đói".

Ngoài Lei Jun, chủ tịch của Xiaomi - ông Lin Bin cũng là một "nạn nhân" trong sự việc lần này. Mới đây, Lin Bin đã đăng tải một tấm ảnh chụp lại chính mình đang giám sát dây truyền sản xuất tại nhà máy của Xiaomi.

Người dùng giận dữ vì Mi 9 hết hàng chỉ trong vài giây - Ảnh 5.

"Việc ông ghé thăm nhà máy cũng chỉ làm quá trình sản xuất chậm lại mà thôi." - một trong những top comment trên bài viết của Lin Bin.

Bất chấp nỗ lực xoa dịu dư luận của Xiaomi, một số người dùng nói rằng họ sẽ chuyển sang sử dụng các thương hiệu smartphone khác nếu công ty không nhanh chóng giải quyết vấn đề về dây chuyền sản xuất.

Ở thời điểm hiện tại, Huawei và Vivo là hai trong số các thương hiệu smartphone lớn tại Trung Quốc với nhiều lựa chọn hấp dẫn cho người dùng. Những thương hiệu này không chỉ mang đến mức giá rẻ hơn mà còn trang bị nhiều tính năng mới trên smartphone của họ, nhờ đó tăng cường cạnh tranh tại Trung Quốc - một trong những thị trường smartphone lớn nhất thế giới.

"Tôi sẽ ngừng bỏ thời gian ra để làm việc vô bổ này và mua một chiếc iQOO vào ngày mai" - một bình luận của người hâm mộ trong bài viết của Lin Bin, đề cập tới thương hiệu phụ iQOO mới của Vivo. Ngoài ra, cũng có nhiều người khác nói rằng họ sẽ chuyển sang mua một chiếc smartphone từ thương hiệu phụ Honor của Huawei.

Nguồn: GenK.vn

Similar blogs