Cho dù Surface và Pixel đều là các sản phẩm phần cứng đến từ các hãng phần mềm, vai trò quan trọng của 2 thương hiệu này đều không thể bị hạ thấp. Chính Surface đã khởi động trào lưu tablet lai laptop và đến nay vẫn được coi là một trong những thương hiệu duy nhất có thể tranh đấu sòng phẳng với MacBook và ThinkPad. Còn Pixel, với vai trò là "khẩu vị Android của riêng Google", đã liên tiếp đem đến nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc phổ biến AI lên smartphone.
Đáng tiếc rằng, dù có quan trọng đến mấy, có một lý do cốt lõi khiến người dùng nên cân nhắc trước khi định mua cả Surface lẫn Google Pixel.
Có một sự thật đáng buồn rằng, khi nhắc đến Surface và Pixel, từ thứ 2 người ta nghĩ đến sau "sáng tạo" lại là... "hỏng hóc".
Hãy đi lùi một năm về trước. Ngay sau khi ra mắt, Pixel 2 XL đã nhanh chóng bị chê bai tơi tả vì gặp vô số lỗi màn hình, từ ngả màu, góc nhìn kém, burn in (lưu ảnh) cho đến chết điểm ảnh. Bên cạnh các lỗi trầm trọng này, bộ đôi Pixel còn gặp phải những lỗi "giời ơi đất hỡi" như tự phát ra tiếng động lạ hay giao máy mà... chưa cài Android.
Surface thậm chí còn tồi tệ hơn. Ngay vào giây phút này, ký ức về lỗi màn hình nhấp nháy vẫn còn đang in quá sâu trong tâm trí các fan đã bỏ ra nghìn đô để mua Surface Pro 4. Ngay sau scandal này, tạp chí đánh giá uy tín Consumer Reports đã ngay lập tức bỏ xếp hạng "Nên mua" cho 4 dòng Surface. Báo cáo của tạp chí này cũng đưa ra 2 thông tin khiến tín đồ Microsoft dễ giật mình: trung bình một người mua Surface sẽ phải bỏ ra 41 USD (gần 1 triệu đồng) cho 1 tháng sử dụng từ khi mua đến khi máy... chết.
Có rất nhiều câu chuyện đáng buồn mà chúng ta có thể kể về những sản phẩm phần cứng đình đám từ các hãng phần mềm như Google và Microsoft. Nhưng câu hỏi đặt ra là, tại sao hiện tượng này lại xảy ra, ngay cả với những gã khổng lồ như Google và Microsoft?
Một vài từ khóa để gợi ý cho bạn về câu trả lời: Apple. Foxconn. Pegatron. Sharp. Thâm Quyến.
Đúng vậy. Kể từ thập niên 1990 cho tới nay, gần như bất kỳ một sản phẩm công nghệ nào cũng đã trở thành một tập hợp các linh kiện và các khâu lắp ráp được "rải" ra nhiều nhà cung ứng, nhiều quốc gia. Ai cũng biết HTC và LG lắp ráp Pixel cho Google, nhưng tấm màn có thể đến từ LG hoặc Samsung, chip có thể là do Samsung hoặc TSMC gia công cho Qualcomm và cảm biến camera thực chất lại đến từ Google.
Surface cũng là một câu chuyện tương tự: Microsoft có tới 140 đối tác sản xuất tại Thâm Quyến! Và cũng không có gì bất ngờ cả, mỗi chiếc điện thoại hay laptop đến từ Apple, Samsung hay bất kỳ một tên tuổi nào khác cũng sẽ là thành quả của cả một chuỗi cung ứng trải dài chứ không phải là một công ty, một nhà máy duy nhất.
Đứng từ góc độ của những kẻ làm chủ thương hiệu như Google, Microsoft, Apple và Samsung, mô hình chuỗi cung ứng này có lợi ích rất lớn: tung ra sản phẩm mới chưa bao giờ dễ dàng đến thế! Google và Microsoft đã nhảy vào thị trường phần cứng một cách quá nhanh, quá dễ dàng!
Đổi lại, điểm yếu rất lớn của mô hình này nằm ở chỗ chất lượng đã không còn nằm trọn trong tay của ông chủ thương hiệu. Đôi khi, điểm yếu này sẽ biến thành tử huyệt: năm 2008, BlackBerry ra mắt Storm, chiếc điện thoại "full cảm ứng" đầu tiên để chống lại iPhone. Dù được đánh giá là vô cùng sáng tạo, chiếc Storm lại bị ghẻ lạnh chỉ vì màn hình "click" trên thành phẩm không hoạt động đúng như thiết kế của RIM.
BlackBerry bởi thế đã chết chỉ vì RIM không thể kiểm soát được một chuỗi cung ứng mới mẻ: chuỗi cung ứng dành cho điện thoại cảm ứng. Nếu như những chiếc Storm rời nhà máy đến tay người tiêu dùng đã có thể hoạt động trơn tru như những chiếc Storm được CEO Mike Lazaridis đem đi demo với các nhà mạng và với tín đồ Dâu Đen, có lẽ BlackBerry giờ này vẫn còn là thế lực lớn trong ngành smartphone.
Trở lại với câu chuyện của Microsoft và Google, ai ai cũng có thể thấy một nghịch lý. Từ vị thế là những gã khổng lồ phần mềm/Internet, 2 đối thủ này có những tầm nhìn vô cùng thú vị cho phần cứng của họ. Nhưng kết quả tạo ra thì thật đáng buồn lòng, bởi cả 2 đã cùng mắc phải một lỗi lầm như BlackBerry: chưa đủ khả năng làm chủ chuỗi cung ứng. Microsoft và Google chưa biết giăng lưới bắt lỗi như Apple và Samsung.
Ví dụ, hé lộ của cựu nhân viên Microsoft trên diễn đàn Reddit khẳng định "Microsoft không hề thực hiện stress testing (test cường độ cao) dưới bất kỳ hình thức nào" và "công cụ Surface Diagnostic Tool còn thua kém SupportAssist của Dell quá xa". Kết quả là theo Consumer Reports, có tới 25% trong số 90.000 người dùng mua Surface gặp lỗi.
Còn Google thì sao? Ngay cả việc gửi đi Pixel 2 chưa cài Android cũng là quá đủ để cho thấy việc kiểm soát quy trình của Google tệ đến mức nào. Nhưng ông chủ của Android chưa dừng lại ở đó: một tín đồ kém may mắn khác còn nhận được Pixel 2 với miếng giấy báo lỗi bề ngoài (Cosmetic Damage) bên trong.
Tức là, sản phẩm lỗi được phát hiện trên dây chuyền bằng cách nào đó vẫn đến tay người dùng!
Hẳn nhiên, những thiếu sót của Microsoft và Google không có nghĩa rằng Apple, Samsung hay bất kỳ một "gã lớn" phần cứng nào khác là hoàn hảo. Bất kỳ một hãng nào cũng sẽ có những sự cố muối mặt có thể làm sứt mẻ lòng tin của người tiêu dùng.
Song, câu hỏi về lâu về dài là liệu người tiêu dùng sẽ kiên nhẫn với từng thương hiệu đến bao lâu. Apple và Samsung hiện tại vẫn đang sống tốt bởi 2 gã khổng lồ phần cứng này luôn tìm mọi cách để tận diệt các vấn đề chất lượng khó phát hiện, ví dụ như màn hình... dứt tóc hay bút stylus bị kẹt khi... đút ngược. Còn Microsoft và Google gần như trong cả lịch sử sản xuất Surface và Pixel đã luôn gặp phải những lỗi có vẻ là sơ đẳng hơn những gã lớn đi trước.
Chỉ riêng sự thật ấy thôi đã là quá đủ để những gã khổng lồ phần mềm khó có thể lật ngôi phần cứng của những kẻ đi trước, chí ít là trong tương lai gần.
Nguồn: GenK.vn
IT Infrastructure & Security Manager
Công Ty CP Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận - PNJ
Location: Hồ Chí Minh
Salary: Competitive
Location: Hồ Chí Minh
Salary: 10 Mil - 15 Mil VND
Chuyên gia/Chuyên viên cao cấp Quản lý Rủi ro Công nghệ thông tin
Ngân Hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
Location: Hà Nội
Salary: 30 Mil - 50 Mil VND
IT Infrastructure & Operation Executive
Công Ty Cổ Phần Thời Trang & Mỹ Phẩm Duy Anh (DAFC)
Location: Hồ Chí Minh
Salary: Competitive
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SÀI GÒN PRECISION
Location: Hồ Chí Minh
Salary: Competitive
Chuyên viên Vận hành hệ thống - System Administrator - Khối Công nghệ thông tin (HO24.366)
Location: Hà Nội
Salary: Competitive
Chuyên viên Quản lý ứng dụng - Application Administrator - Khối Công nghệ thông tin (HO24.365)
Location: Hà Nội
Salary: Competitive
Chuyên viên Giải pháp nền tảng - Platform Solution Specialist - Khối Công nghệ thông tin (HO24.364)
Location: Hà Nội
Salary: Competitive
Location: Hồ Chí Minh
Salary: Competitive
Location: Hà Nội
Salary: Competitive