Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Nhờ công nghệ NFT, một file JPG vừa được bán với giá 69 triệu USD

Nhờ công nghệ NFT, một file JPG vừa được bán với giá 69 triệu USD

Mọi người đã quá quen với các hình ảnh kỹ thuật số được chia sẻ miễn phí trên internet, nhưng mới đây, một file JPG lại được bán đấu giá thành công với mức giá cao kỷ lục 60,25 triệu USD (tính cả phí cho người mua là 69,3 triệu USD). Và cũng giống với phong cách thanh toán của năm 2021, số tiền này được trả bằng tiền mã hóa.

Trên thực tế, đây không phải một JPG thông thường, nó là một tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số của nhà thiết kế đồ họa có biệt danh Beeple, tên thật là Mike Winkelmann. Có tên gọi Everydays – The First 5000 Days, file JPG này bao gồm một bộ các hình ảnh Beeple tạo ra mỗi ngày tính từ năm 2007 đến nay.

Nhờ công nghệ NFT, một file JPG vừa được bán với giá 69 triệu USD - Ảnh 1.

Dòng tweet của nhà đấu giá Christie thông báo đấu giá tác phẩm của Beeple

Vào tháng Hai vừa qua, bộ sưu tập này được gắn vào một NFT (non-fungible token), sử dụng công nghệ blockchain để chứng nhận tính xác thực và chủ sở hữu của một token. Trước đó, tính đến tháng 10 năm 2020, hiếm khi nào một tác phẩm của Beeple được bán với giá 100 USD.

Về mặt kỹ thuật, vì các tác phẩm này đều ở dạng file kỹ thuật số, nên bất kỳ ai cũng có thể xem hoặc tải chúng xuống thiết bị của mình. Tuy nhiên, công nghệ NFT đảm bảo rằng chỉ người có tên được viết vào trong sổ cái mới là chủ sở hữu hiện tại của tác phẩm – giống như một chữ ký không thể xóa nhòa trong nguồn gốc của nó.

Nhờ công nghệ NFT, một file JPG vừa được bán với giá 69 triệu USD - Ảnh 2.

Tác phẩm vừa được bán với giá 69 triệu USD của Beeple, gồm hàng nghìn các hình ảnh nhỏ khác nhau

Dưới đây là một vài chi tiết trong tác phẩm nghệ thuật của Beeple.

Nhờ công nghệ NFT, một file JPG vừa được bán với giá 69 triệu USD - Ảnh 3.
 
Nhờ công nghệ NFT, một file JPG vừa được bán với giá 69 triệu USD - Ảnh 4.
 

Điều này cũng tương tự như việc những nhà triển lãm bỏ hàng triệu USD để mua về các tác phẩm nghệ thuật và sau đó trưng bày cho công chúng xem vậy. Ai cũng có thể xem được nó nhưng các nhà sưu tầm vẫn phải trả một số tiền khổng lồ để được sở hữu chúng.

Trước đây, mức định giá cao như vậy chỉ xuất hiện với các tác phẩm thực tế, nhưng với công nghệ NFT, điều này cũng bắt đầu lan sang các tác phẩm kỹ thuật số. Vài tuần trước, một nhà sưu tầm nghệ thuật tại Miami cũng vừa bán được một đoạn video dài 10 giây gắn công nghệ NFT với giá 6,6 triệu USD. Trước đó, nhà sưu tầm đã mua đoạn video cũng của Beeple này với giá chỉ 67.000 USD vào tháng 10 năm ngoái.

Clip 10 giây của Beeple mới được bán đấu giá thành công với giá 6,6 triệu USD

Bên cạnh công nghệ NFT cũng như sự tham gia của nhà đấu giá danh tiếng Christie, một yếu tố khiến các tác phẩm của Beeple có giá cao ngất ngưởng đến như vậy là nhờ vào việc ông đang có đến 2,5 triệu người theo dõi trên nhiều mạng xã hội khác nhau.

Trả đến gần 70 triệu USD cho tác phẩm nghệ thuật của Beeple, những gì người mua nhận được chỉ là một file kỹ thuật số cùng với một số quyền lợi mơ hồ về việc trình diễn hình ảnh này. Nhưng Beeple dự kiến sẽ hợp tác với người mua để tìm nhiều cách khác nhau nhằm trưng bày tác phẩm này một cách vật lý – có thể trên TV trong ngôi nhà của họ hoặc chiếu nó lên tường một tòa nhà nào đó.

Công nghệ NFT đang chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ trong thời gian gần đây. Bên cạnh Beeple, một nghệ sĩ khác cũng vừa được hưởng lợi nhờ nó là Grimes, bạn gái của tỷ phú Elon Musk. Công nghệ này giúp cô đánh bán đấu giá thành công một bộ tác phẩm kỹ thuật số với giá khoảng 6 triệu USD.

 

Nguồn: Genk.vn

Similar blogs