Cũng như một số hệ điều hành khác Ubuntu cung cấp cho người dùng hệ thống đồ họa đẹp mắt và linh hoạt. Tuy nhiên ngoài việc sử dụng trình đồ họa mà hệ điều hành mang lại, chúng ta có thể làm việc với Ubuntu thông qua những câu lệnh.
Nếu trên Windows cửa sổ dòng lệnh được gọi là Command Prompt thì trên Ubuntu được gọi là Terminal.
Để khởi động terminal trong Ubuntu LTS 14.04 các bạn có thể dùng 1 trong 2 cách sau:
- Cách 1: Bạn vào menu Dash home ,trong thanh tìm kiếm bạn gõ “Terminal” và bạn có thể thấy Terminal xuất hiện bên dưới như hình sau:
- Cách 2: Ngoài ra bạn có thể nhấn tổ hợp phím “Ctrl + Alt + T” để mở trực tiếp Terminal
Dưới đây là giao diện đầu tiên của Terminal khi xuất hiện
Trong đó:
- FRAMGIA\tran.viet.ha là tên người dùng đang đăng nhập
- framgia006 là hostname
- ~: chỉ bạn đang ở thư mục home của mình, nó sẽ chuyển thành / khi bạn ở thư mục root
- $: bạn đang sử dùng quyền của người dùng bình thường, khi bạn sử dụng quyền của root để cài đặt phần mềm hay thay đổi hệ thống, $ sẽ đổi thành #
Sau đây là những câu lệnh cơ bản để thao tác với Termnial:
1 – Quản lý hệ thống
- kill: stop proccess khi bị treo. Chỉ có super-user mới có thể dừng tất cả các tiến trình còn user khác chỉ có thể dừng proccess mà user đó tạo ra.
- passwd: thay đổi password cho người dùng
- groups: hiển thị nhóm của user hiện tại
- who: cho biết ai đang đăng nhập hệ thống
- useradd: tạo một người dùng mới
- userdel: xoá người dùng đã tạo
- clear: xoá trắng cửa sổ dòng lệnh.
- date: xem ngày, giờ hệ thống.
- find /usr/share/zoneinfo/ | grep -i pst: xem Timezone.
- ln -f -s /usr/share/zoneinfo/Asia/Ho_Chi_Minh /etc/localtime: Đổi Server Time về Timezone Việt Nam.
- date -s “1 Oct 2009 18:00:00” : thay đổi thời gian hệ thống.
- cal: xem lịch hệ thống.
2 – Kiểm tra thông tin:
- cat /proc/cpuinfo: Tìm chi tiết kỹ thuật của CPU
- cat /proc/meminfo: Bộ nhớ và trang đổi thông tin
- lspci: Xem thông tin mainboard
- uname -r: Xem hạt nhân phiên bản
- /sbin/ifconfig: Xem các địa chỉ IP của bạn
- netstat: xem tất cả các kết nối
- netstat -an |grep :80 |wc -l: xem có bao nhiêu kết nối đến port 80.
- last: xem log login vào hệ thống.
- history: xem log command.
- df: Xem disk space.
- free -m: xem dung lượng memory.
3 – Vận hành hệ thống:
- exit: thoát khỏi terminal.
- logout: tương tự exit.
- reboot: khởi động lại hệ thống.
- mount: gắn hệ thống tập tin từ một thiết bị lưu trữ vào cây thư mục chính.
- umount: ngược với lệnh mount.
4 – Làm việc với File và Folder
- ls: lấy danh sách tất cả các file và folder trong folder hiện hành.
- pwd: xuất đường dẫn của folder làm việc.
- cd: thay đổi folder làm việc đến một folder mới.
- mkdir: tạo folder mới.
- rmdir: xoá folder rỗng.
- cp: copy một hay nhiều file đến folder mới.
- mv: đổi tên hay di chuyển file, folder.
- rm: xóa file.
- wc: đếm số dòng, số kí tự… trong file.
- touch: tạo file.
- cat: xem nội dung file.
- vi: khởi động trình soạn thảo văn bản vi.
- tar -cvzpf archive.tgz /home/example/public_html/folder: nén một folder
- tar -tzf backup.tar.gz: liệt kê file nén gz.
- tar -xvf archive.tar: giải nén một file tar.
- unzip file.zip: giải nén file .zip
- wget: download file.
Trên đây là một số các câu lệnh cơ bản rất hữu ích cho người mới làm quen với hệ điều hành Ubuntu. Để hiểu và sử dụng tốt các câu lệnh trên, các bạn nên sử dụng lệnh man với cú pháp: man ten_cau_lenh để có được những thông tin đầy đủ về chức năng cũng như cú pháp của câu lệnh.
Nguồn tham khảo
- https://jimmyvan88.blogspot.com/2013/05/10-cau-lenh-linux-huu-dung-nhat-trong.html
- https://muoivy.wordpress.com/2013/11/23/cac-cau-lenh-thuong-dung-trong-ubuntu/
- https://upshell.wordpress.com/2011/02/22/nh%E1%BB%AFng-cau-l%E1%BB%87nh-va-thao-tac-h%E1%BB%AFu-ich-trong-ubuntu/
Techtalk via Viblo