Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Những chiếc máy tính huyền thoại

Những chiếc máy tính huyền thoại

 

Tandy TRS-80 (1977): Tandy TRS-80 được sản xuất năm 1977. Thế hệ đầu tiên sở hữu RAM 4 KB, vi xử lý 1,77 MHz và màn hình 12 inch với giá 600 USD. Thế hệ sau của TRS-80 được gọi là TRS-100 và tăng cường khả năng của máy tính như hỗ trợ đĩa mềm, nhiều cổng truy xuất và bộ nhớ lớn hơn. Hệ điều hành của máy gọi là TRS-DOS dựa theo nền tảng MS-DOS. Máy được bán ra hơn 200.000 sản phẩm.

 

Apple II (1977): Apple II được bán ra cùng năm với Tandy TRS-80 và đạt thành công lớn dù giá bán khá cao (1.300 USD). Máy tính được thiết kế dựa trên nguyên mẫu Apple I bằng cách giữ lại chip xử lý 1 MHz, 4 KB RAM và thêm vào vỏ máy đính kèm bàn phím.

***Tuyển Project Manager - Lương 30TR VND+

 

IBM PC (1981): IBM PC có thể được gọi là thế hệ đầu tiên của PC. Thiết bị chạy trên nền tảng Intel và hệ điều hành Windows. IBM còn tạo nên xu hướng toàn cầu: Các sản phẩm x86 vài năm sau đều sử dụng chip Intel, tương thích với MS-DOS và cả cách thiết kế.

 

Timex Snclair 1000 (1981): Năm 1981, Sinclair phát hành máy tính với giá 100 USD. Đây là một thiết bị nhỏ, với tên mã ZX81, chạy nền tảng BASIC với RAM có dung lượng 2 KB và vi xử lý có xung nhịp 3,25 MHz. Tuy nhiên, Timex Snclair 1000 đã tạo nên điểm nhấn ở thời kỳ này cho những ai yêu thích công nghệ nhưng không thể bỏ ra hàng nghìn USD cho PC. Với mức giá rẻ, Timex Sinclair 1000 được bán hơn 600.000 chiếc trên toàn nước Mỹ và trở thành một trong những máy tính nổi tiếng nhất lúc bấy giờ.

 

Commodore 64 (1982): Commodore 64 là một trong những hệ thống máy tính nổi tiếng nhất từng được bán. Máy tính sở hữu CPU 1 MHz nhưng có hai điểm nhấn với sự mạnh mẽ của chip âm thanh đã được lập trình và đồ họa đẹp (so với các máy tính thời ấy). Ngoài ra, nhờ 64 KB RAM mà sản phẩm có thể kết nối với TV tạo nên thiết bị lai giữa máy tính và máy chơi game. Giá bán của nó vào khoảng 595 USD.

 

NEC PC-98 (1982): Nhắc đến dòng máy máy tính nổi tiếng ở Nhật Bản không thể bỏ qua NEC’s PC-98 hay gọi tắt là PC-98. Thiết bị này sở hữu CPU Intel 8086, xung nhịp 5 MHz và RAM 128 KB. PC-98 được đánh giá là một máy tính mạnh mẽ thời ấy. Dòng dàn phẩm này chiếm 50% thị phần máy tính thời đó.

 

ZX Spectrum (1982): ZX Spectrum trở thành niềm tự hào của Vương quốc Anh với giá bán 125 bảng Anh. Chiếc máy có thiết kế đơn giản, nhỏ gọn, hệ thống tích hợp phím cứng. Nhưng Spectrum tốt hơn bản tiền nhiệm vì 16 KB RAM và bàn phím cứng thật sự.

 

Microsoft MSX (1983): Khi cuộc cách mạng máy tính đã vượt khỏi Mỹ và châu Âu thông qua các công ty như IBM, Commodore, Sinclair và cả Apple thì Nhật Bản cũng bắt đầu làm chủ các thiết lập về phần cứng. Chiếc máy tính MSX ra đời nhờ sự kết hợp giữa Microsoft và các công ty của Nhật như Toshiba hay Sony. Sản phẩm đã trở thành một cỗ máy nổi tiếng nhất Nhật Bản trong khoảng thời gian ấy.

 

Commodore Amiga (1987): Sản phẩm được phát hành sau sự thành công của các máy tính như Commodore 64 hay Apple II. Amiga 500 tạo bước nhảy từ 8 bit CPU thành 32 bit CPU và 7 MHz. Ngoài ra, máy tính này còn sở hữu 512KB RAM, hỗ trợ đến 4096 màu sắc và cả đĩa mềm. Giá bán sản phẩm khi đó vào khoảng 700 USD.

 

iMac (1998): Khi vừa được Apple giới thiệu, cái tên đặc biệt của nó đã gây được ấn tượng mạnh. Ngoài ra, thiết kế của sản phẩm có phần độc đáo khi kết hợp tất cả trong một (các thành phần của máy tính vào màn hình). Điều này giúp người dùng dễ dàng cài đặt và dễ dàng di chuyển.

 

Nguồn: Genk.vn

Similar blogs