Trung Quốc sở hữu hai loại tàu cao tốc chạy nhanh nhất thế giới là Tàu đệm từ Thượng Hải và tàu CR400 Phục Hưng.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, các chuyến bay ngắn ngày càng trở nên kém hấp dẫn đối với nhiều du khách. Hiện tượng flygskam, tức xấu hổ khi đi máy bay, càng khiến nhiều du khách muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào các hãng hàng không.
Nhiều người đã chọn những chuyến tàu cao tốc - được coi là "máy bay không cánh" - làm giải pháp thay thế nhờ ưu điểm tốc độ và sự tiện lợi.
Kể từ những năm 1980, hàng trăm tỷ USD đã được đầu tư vào các tuyến đường sắt cao tốc với công suất lớn xuyên châu Âu và châu Á, tiên phong ở Nhật Bản và Pháp.
Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành quốc gia đi đầu khi xây dựng một mạng lưới đường sắt mới dài 38.000km vươn khắp mọi miền đất nước.
Tây Ban Nha, Đức, Ý, Bỉ và Anh cũng đang mở rộng mạng lưới đường sắt cao tốc ở châu Âu... phục vụ cho tương lai.
Và ở thời điểm hiện tại, những quốc gia đang sở hữu tuyến đường sắt cao tốc nhanh nhất thế giới? Dưới đây là danh sách thống kê của hãng tin CNN.
Chuyến tàu thương mại chạy nhanh nhất thế giới này sử dụng phương pháp đệm từ trường (Maglev) thay vì bánh xe thép thông thường trên đường ray thép.
Kết nối sân bay Phố Đông tới ga đường Long Dương, có tốc độ thương mại tối đa là 460 km/h, hoàn thành hành trình 30 km chỉ trong bảy phút rưỡi.
Dựa trên công nghệ của Đức, tàu đệm từ Thượng Hải chạy dọc theo đường ray trên cao cùng các nam châm hút cực mạnh mang đến sự di chuyển siêu êm, thoải mái.
Tàu đệm từ Thượng Hải (Trung Quốc): 460 km/h - Ảnh: Internet.
Tàu CR400 Phục Hưng có tốc độ thương mại tối đa là 350 km/h nhưng khi chạy thử nghiệm đã thành công với mức 420 km/h.
Dài tới 16 toa với sức chứa tối đa 1.200 hành khách, dòng tàu ấn tượng này được tích hợp nhiều tính năng mới lạ, bao gồm giải trí tại chỗ, màn hình kính thông minh, sạc thiết bị không dây, cabin thông minh, có thể vận hàng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Các mẫu CR400 nhanh nhất hiện đang được triển khai trên các tuyến Bắc Kinh-Thượng Hải-Hồng Kông và Bắc Kinh-Cáp Nhĩ Tân.
InterCity Express (ICE) là thương hiện tàu cao tốc nổi tiếng thế giới của Đức.
Dòng nhanh nhất trong "đại gia đình" ICE là ICE3 với tốc độ 330 km/h, ra mắt vào năm 1999. Những cỗ máy kiểu dáng hấp dẫn này được chế tạo cho tuyến đường cao tốc Cologne-Frankfurt dài 180 km, đã rút ngắn thời gian hành trình giữa hai thành phố từ 2 giờ 30 phút xuống chỉ còn 62 phút kể từ năm 2002.
Tốc độ thông thường của mỗi hành trình là 300km/h nhưng ICE3 được chạy 330 kph khi trễ giờ. Khi chạy thử nghiệm, tốc độ của tàu lên mức tối đa là 368km/h. Chìa khoá để ICE3 đạt được hiệu suất như vậy là 16 động cơ điện được phân bổ khắp đoàn tàu gồm 8 toa mang lại công suất khổng lồ 11.000 mã lực.
Pháp là quốc gia giữ kỷ lục về các chuyến tàu siêu tốc với tốc độ đáng kinh ngạc là 574,8km/h vào ngày 3/4/2007.
Ngành đường sắt Pháp thực tế đã từng bước vượt qua giới hạn khả thi của các đoàn tàu thông thường kể từ Thế chiến II, phá vỡ các kỷ lục vào năm 1955 (331km/h), 1981 (380km/h) và 1990 (515,3km/h).
Ngày nay, các tuyến đường cao tốc xuất phát từ Paris đến các thành phố như Lyon, Marseille, Bordeaux, Nantes, Strasbourg, Lille, Brussels và London có nhiều chuyến tàu chạy với tốc độ lên tới 320 km/h.
Nhật Bản đã giới thiệu với thế giới về khái niệm đường sắt cao tốc mới vào năm 1964 và tiếp tục là quốc gia dẫn đầu toàn cầu, vượt qua ranh giới về tốc độ, công suất và độ an toàn trên các tuyến Shinkansen của mình.
Trong khi hầu hết Shinkansen hiện đang hoạt động với tốc độ tối đa 300 km/h thì E5 đang chạy với tốc độ lên tới 320km/h.
Mỗi đoàn tàu có 731 chỗ ngồi và 32 động cơ cảm ứng điện mang đến công suất ấn tượng 12.900 mã lực. Được chế tạo bằng hợp kim nhôm nhẹ, E5s có "hệ thống treo chủ động", cho phép xe vượt qua các khúc cua ở tốc độ cao hơn.
Nguồn: GenK.