Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Node là gì ?

Node là gì ?

 

Node là 1 nền tảng chạy trên môi trường V8 Javascript runtime. Node cho phép lập trình viên xây dựng các ứng dụng có tính mở rộng cao sử dụng Javascript trên server. Và vì được porting từ C nên về mặt tốc độ xử lý thì rất nhanh.

Các ứng dụng

  • Xây dựng websocket server (Chat server)
  • Ứng dụng upload file rất nhanh trên client
  • Các máy chủ quảng cáo
  • Hoặc bất kỳ ứng dụng dữ liệu thời gian thực nào.

[-] Nhược điểm NodeJS

1. Ứng dụng nặng tốn tài nguyên
Nếu bạn cần xử lý các ứng dụng tốn tài nguyên CPU như encoding video, convert file, decoding encryption… hoặc các ứng dụng tương tự như vậy thì không nên dùng NodeJS (Lý do: NodeJS được viết bằng C++ & Javascript, nên phải thông qua thêm 1 trình biên dịch của NodeJS sẽ lâu hơn 1 chút ). Trường hợp này bạn hãy viết 1 Addon C++ để tích hợp với NodeJS để tăng hiệu suất tối đa !(Việc tích hợp rất thân thiện và nhanh chóng)!

2. NodeJS và ngôn ngữ khác
NodeJS, PHP, Ruby, Python .NET …thì việc cuối cùng là phát triển các App Web. NodeJS mới sơ khai như các ngôn ngữ lập trình khác. Vậy nên bạn đừng hi vọng NodeJS sẽ hơn PHP,Ruby,Python… ở thời điểm này. Nhưng với NodeJS bạn có thể có 1 ứng dụng như mong đợi, điều đó là chắc chắn (perfect)!

Với những gì các ngôn ngữ tiền bối đang có(cộng đồng lâu năm, framework, cms, opensource…) Nếu bạn/doanh nghiệp chưa biết về NodeJS thì việc cần xây dựng dự án quan trọng, kinh doanh phát triển trên NodeJS sẽ không phải lựa chọn bây giờ.

3. NoSQL + Nodejs + Noob !
Với NodeJS, NoSQL thì là sự kết hợp hoàn hảo nhưng :
Bạn là người có kinh nghiệm với các ngôn ngữ lập trình để phát triển các dự án. Bạn biết được NodeJS qua tin tức, báo chí, bạn bè… Bạn quyết định xây dựng dự án bằng NodeJS. Nhưng khi gặp sự cố rủi ro xây dựng dự án với NodeJS đồng thời quay lưng luôn. Hãy đừng đổ lỗi cho công nghệ bạn đang dùng mà hãy hiểu rằng “BẠN CHƯA HIỂU ĐƯỢC NodeJS !”

 

[+] Ưu điểm NodeJS

1. JSON APIs
Bởi lẽ REST/JSON APIs gọn nhẹ là điều khiến NodeJS tỏa sáng. Với cơ chế event-driven, non-blocking I/O(Input/Output) và mô hình kết hợp với Javascript là sự lựa chọn tuyệt vời cho các dịch vụ Webs làm bằng JSON.

2. Ứng dụng trên 1 trang
Nếu bạn định viết 1 ứng dụng thể hiện trên 1 trang (Gmail?) NodeJS rất phù hợp để làm. Với khả năng xử lý nhiều Request/s đồng thời thời gian phản hồi nhanh. Các ứng dụng bạn định viết không muốn nó tải lại trang, gồm rất nhiều request từ người dùng cần sự hoạt động nhanh để thể hiện sự chuyên nghiệp thì NodeJS sẽ là sự lựa chọn của bạn.

3. Shelling tools unix
NodeJS sẽ tận dụng tối đa Unix để hoạt động. Tức là NodeJS có thể xử lý hàng nghìn Process và trả ra 1 luồng khiến cho hiệu xuất hoạt động đạt mức tối đa nhất và tuyệt vời nhất.

4. Streamming Data (Luồng dữ liệu)
Các web thông thường gửi HTTP request và nhận phản hồi lại (Luồng dữ liệu). Giả xử sẽ cần xử lý 1 luồng giữ liệu cực lớn, NodeJS sẽ xây dựng các Proxy phân vùng các luồng dữ liệu để đảm bảo tối đa hoạt động cho các luồng dữ liệu khácl

5. Ứng dụng Web thực
Giả sử bạn xây dựng 1 ứng dụng chat, feed … Facebook, Twitter là điển hình cho Web thực. NodeJS làm khá tốt điều đó!

 

Khi nào bạn dùng Node?

Node rất hấp dẫn, nó như một cô nàng quyến rũ. Nhưng khi bạn quyết định bắt tay xây dựng một dự án bằng Node, hãy đặt câu hỏi: “Tôi có nên dùng Node hay không?”. Bởi vì, Nodel không phải là cô nàng quyến rũ đâu, mà nó là một con quái vật!

Bạn KHÔNG nên sử dụng Node khi:

– Xây dựng các ứng dụng hao tốn tài nguyên:

Bạn đừng mơ mộng đến Node khi bạn đang muốn viết một chương trình convert video. Node hay bị rơi vào trường hợp thắt cổ chai khi làm việc với những file dung lượng lớn.

– Một ứng dụng chỉ toàn CRUD:

Node không nhanh hơn PHP khi bạn làm các tác vụ mang nặng tính I/O như vậy. Ngoài ra, với sự ổn định lâu dài của các webserver script khác, các tác vụ CRUD của nó đã được tối ưu hóa. Còn Node? Nó sẽ lòi ra những API cực cực kỳ ngớ ngẩn.

– Bạn cần sự ổn định trong ứng dụng của bạn:

Chỉ với 4 năm phát triển của mình (2009-2013), version của Node đã là 0.10.15 @@. Trong document của Node còn có cả mục API stable: đánh số từ 1-5. Tức là mọi API đều có thể thay đổi – một cách không tương thích ngược – hãy thật cẩn thận với những API mà bạn đang dùng, và luôn đặt câu hỏi:
“Khi nó thay đổi, nó sẽ ảnh hưởng gì đến dự án của tôi?”

– Quan trọng nhất: Bạn chưa hiểu hết về Node

Node cực kỳ nguy hiểm trong trường hợp này, bạn sẽ rơi vào một thế giới đầy rẫy cạm bẫy, khó khăn. Với phần lớn các API hoạt động theo phương thức non-blocking/async việc không hiểu rõ vấn đề sẽ làm cho việc xuất hiện những error mà thậm chí bạn không biết nó xuất phát từ đâu? Và mệt mỏi hơn nữa: Khi cộng đồng Node chưa đủ lớn mạnh, và sẽ ít có sự support từ cộng đồng. Khi mà phần lớn cộng đồng cũng không khá hơn bạn là bao.

Các khó khăn trên chỉ là tạm thời. Bạn có thể vượt qua bằng cách xây dựng những add-on cho Node bằng C/C++. Hy vọng với phiên bản 1.x.x, mọi chuyện sẽ khác.

Vậy bạn nên dùng Node khi nào:

– Node thực sự tỏa sáng trong việc xây dựng RESTful API (json). Chả có ngôn ngữ nào xử lý JSON dễ dàng hơn Javascript đúng không? Chưa kể các API server thường không phải thực hiện những xử lý nặng nề nhưng lượng concurrent request thì rất cao. Mà Node thì xử lý non-blocking. Chả còn gì thích hợp hơn Node trong trường hợp này!

– Những ứng dụng đòi hỏi các giao thức kết nối khác chứ không phải chỉ có http. Vâng! Với việc hỗ trợ giao thức tcp, từ nó bạn có thể xây dựng bất kỳ một giao thức custom nào đó một cách dễ dàng.

– Những ứng dụng thời gian thực: Khỏi phải nói nhé! Node dường như sinh ra để làm việc này!

– Những website stateful. Node xử lý mọi request trên cùng một process giúp cho việc xây dựng các bộ nhớ đệm chưa bao giờ đơn giản đến thế: Hãy lưu nó vào một biến global, và thế là mọi request đều có thể truy cập đến bộ nhớ đệm đó. Caching sẽ không còn quá đau đầu như trước đây, và bạn có thể lưu cũng như chia sẻ trạng thái của một client với các client khác NGAY TRONG NGÔN NGỮ, chứ bạn không cần thông qua các bộ nhớ ngoài!

– Quan trọng nhất: Bạn yêu thích và đã tự khẳng định: “Tôi sẽ dùng Node” vậy thì hãy dùng nó.

Nguồn: Techtalk