Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Phi công F-16 kỳ cựu của Mỹ bị trí tuệ nhân tạo 'sỉ nhục': Thua trắng 0-5, không một lần bắn trúng khi không chiến

Phi công F-16 kỳ cựu của Mỹ bị trí tuệ nhân tạo 'sỉ nhục': Thua trắng 0-5, không một lần bắn trúng khi không chiến

Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng Mỹ (DARPA) mới đây đã tổ chức cuộc thi không chiến ảo mang tên AlphaDogfight nhằm thử nghiệm các thuật toán AI có khả năng tự điều khiển máy bay chiến đấu. Theo đó, 8 thuật toán AI đến từ các công ty quốc phòng khác nhau của Mỹ sẽ thi đấu trong môi trường giả lập để chọn ra AI có khả năng giỏi nhất. Chính AI này sau đó sẽ đối đầu với người thật.

Theo Business Insider, trận chung kết của cuộc thi AlphaDogfight đã diễn ra hôm 20/8 vừa qua. Sau khi đánh bại các hệ thống AI khác, hệ thống AI do công ty quốc phòng Heron Systems phát triển đã có màn đối đầu với một phi công người thật với biệt danh là Banger. Đáng chú ý, đây là một phi công cực kỳ giàu kinh nghiệm của lực lượng Vệ binh quốc gia của Mỹ với hàng ngàn giờ bay trên chiếc F-16.

Phi công F-16 kỳ cựu của Mỹ bị trí tuệ nhân tạo sỉ nhục: Thua trắng 0-5, không một lần bắn trúng khi không chiến - Ảnh 1.

Thuật toán AI và một phi công F-16 giàu kinh nghiệm của Không quân Hoa Kỳ vừa có màn chiến đấu trong một trận không chiến mô phỏng vào ngày 20/8 vừa qua.

Theo quy định AlphaDogfight, cả A.I và con người sẽ đối đầu với nhau theo hình thức đánh quần vòng kiểu Thế chiến thứ Hai, tức chỉ được pháo ở mũi máy bay và không được sử dụng tên lửa. Trong khi đó, phi công con người sẽ ngồi trong một buồng lái giả lập F-16 và sử dụng kính thực tế ảo để không chiến.

Kết quả, trong cả 5 lần đối đầu với AI, phi công F-16 có biệt danh Banger đều thua trắng với tỷ số 0-5, nhiều nguồn tin cho biết. Chuyên gia quân sự Justin Mock của DARPA khẳng định, hệ thống AI của hãng Heron đã thể hiện "khả năng ngắm bắn siêu phàm" trong trận không chiến. Trong suốt trận đấu mô phỏng, phi công là con người không bắn trúng đích đối phương được lần nào.

Ben Bell, kĩ sư cấp cao phụ trách mảng Máy học của Heron cho biết, môi trường mô phỏng cho phép "phi công" AI có lợi thế hơn so với phi công là người thật. Mặt khác, môi trường giả lập cũng cho phép phi công con người dễ dàng thực hiện các màn bay lượn với lực G cực cao, vốn được coi là bất khả thi ở ngoài đời thực.

Mặc dù vậy, thành tích này vẫn rất đáng nể với Heron, khi hệ thống AI tự điều khiển máy bay chiến đấu của hãng này mới được phát triển trong vòng chưa tới mọi năm. Cũng theo các kĩ sư của Heron, hệ thống AI của hãng có khả năng học hỏi rất nhanh, đạt được khoảng "12 năm kinh nghiệm bay" sau khi thực hiện 4 tỷ mô phỏng.

Phi công F-16 kỳ cựu của Mỹ bị trí tuệ nhân tạo sỉ nhục: Thua trắng 0-5, không một lần bắn trúng khi không chiến - Ảnh 2.

Phi công người thật với biệt danh là Banger đã thua trắng trước AI với tỷ số 0:5

Vào năm ngoái, DARPA từng khẳng định, AI có thể dễ dàng ‘sỉ nhục’ con người trong môn cờ vua. Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo vẫn khó có thể đánh bại con người trong những tình huống không chiến có tốc độ và lực G cao. Do vậy, cơ quan này đặt ra mục tiêu phát triển các hệ thống AI đủ tiên tiến nhằm phục vụ cho các dự án máy bay không người lái trong tương lai của quân đội Mỹ. Bản thân động thái này của DARPA cũng mở ra viễn cảnh về các cuộc không chiến trong tương lai, khi các quốc gia sử dụng máy bay do AI điều khiển trực tiếp chạm trán nhau.

Mặc dù vậy, vẫn còn phải mất một thập kỷ nữa để chứng kiến những chiến đấu cơ F-16 hay F-15 do AI điều khiển, theo thừa nhận của DARPA.

Nguồn: Genk.vn

Similar blogs