Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

PHỎNG VẤN DENNIS RITCHIE

PHỎNG VẤN DENNIS RITCHIE

 

Vào năm 2003, tôi đang quản lý một website tên là Unix.se. Một ngày nọ tôi nhận ra rằng tại sao không liên lạc với Dennis Ritchie cho một cuộc phỏng vấn? Tôi gửi ngay một email tới dmr@plan9.bell-labs.com và anh ấy nhanh chóng trả lời tôi và khuyên tôi rằng “thử hỏi vài câu xem và xem chuyện gì sẽ xảy ra?”. Nên tôi đã hỏi, và anh ấy trả lời chúng rất tử tế. Lúc này khi nhìn lại, tôi ước gì mình đã có thể hỏi những câu hỏi khác hoặc tiếp tục mới những câu khác –  nhưng khi ấy cũng chỉ mới 17 tuổi vào thời điểm đó. Dù sao chăng nữa, tôi nghĩ rằng đây sẽ là một bài phỏng vấn vô cùng đáng giá.

Ngày 6, tháng 2, năm 2003

Bằng cách nào và khi nào mà ông tiếp xúc với máy tính lần đầu tiên??

Vào một thời điểm nào đó, tôi đã tốt nghiệp đại học (khoảng vào năm 1960), tôi đến tham dự một vài cuộc trò chuyện ngắn về máy tính và đồng thời đăng ký một khóa học về  đại cương. Phần đầu tiên chúng tôi được học là về các máy tính analog, sau đó là phần tóm lược về các thiết bị đục lỗ đầu cuối, và tới các máy tính kỹ thuật số thực, lúc đó chúng tôi đã chuẩn bị một chương trình cho Univac. Tôi tốt nghiệp chuyên ngành vật lý nhưng bắt đầu bị lôi cuốn bởi lý thuyết và khoa học thực hành trên máy tính. Do đó trong bài khóa luận tốt nghiệp của mình khá mang tính lý thuyết ( phân cấp chức năng đệ quy), nhưng tôi cũng bắt đầu hiểu thêm về các khía cạnh thực tiễn. Tôi đã làm trợ giảng trong ba năm cho những phiên bản thành công của khóa học đại cương đó – khóa học này sau đó đã được chuyển về cho IBM 7094.

Thành tựu lớn nhất mà ông đạt được trong lĩnh vực khoa học máy tính là gì?

Điều duy nhất mà tôi cảm thấy hạnh phúc nhất chính là các khái niệm của việc tạo ra Unix đa phần là của tôi. C đã được áp dụng rộng rãi trên nhiều loại máy móc và hệ điều hành khác nhau, Unix đang được phân phối trên PHP, nhưng độ thích ứng của cả hệ thống là rất mới.

Ông có đạt được thành tựu mới nào gần đây không? Và dự án hiện tại của ông là gì?

Vẫn chưa có gì mới để công bố cả – tôi đang dành nhiều thời gian hơn cho lịch sử. Trong nhiều năm qua, tôi làm công tác quản lý nhiều hơn. Điều có thể thấy được từ nhóm là hệ thống Plan 9 và Inferno, nhưng cũng nói luôn là ý tưởng và công việc đều tới từ đồng nghiệp của tôi. Tôi giống với một người chỉ ký trả lương hoặc đi đàm phán trong khi những người khác chỉ muốn làm việc.

Hiện tại, ông dành bao nhiêu thời gian cho việc lập trình?

Lập trình một vài phần mềm nhỏ chẳng hạn. Bây giờ tôi sửa các thứ và sau này cũng thế, tweak HTML thường xuyên hơn và tạo các script làm linh tinh.

Ông có thể mô tả một ngày làm việc điển hình ở Bell Labs được không? Ông sử dụng phần mềm nào?

Tôi thường hay tới trễ trừ khi có cuộc họp, nhưng dành ra một khoảng thời gian đáng kể cho liên lạc qua e-mail. Môi trường làm việc của tôi ( trên phần cứng máy tính) thực ra là Windows NT, nhưng nó được sử dụng nhiều như một thiết bị đầu cuối đồ họa kết nối với máy chủ Plan 9. Kết nối tại nhà hiện nay là thông qua các modem cáp (cho tới mùa hè trước ISDN), và Ethernet tại văn phòng. Bất kỳ sự chỉnh sửa, hoạt động các phần mềm và mail đều thực hiện trong việc xuất ra Plan 9. Những việc như là Excel, Word, hay nhiều khi là lướt WWW, tôi lại chuyển sang NT.

 

Ông có dự đoán nào cho tương lai của C không??

C đang giảm dần về nhu cầu sử dụng khi so sánh với C++ hoặc có thể là Java, thậm chí là ít hơn khi so sánh nó với những ngôn ngữ lập trình cấp cao. Nhưng nó vẫn rất được ưa chuộng cho những thứ yêu cầu hệ thống căn bản.

Ông nghĩ như thế nào về Microkernel và monolithic?

Thật ra chúng không khác nhau nhiều lắm khi bạn sử dụng chúng. “Micro”kernel thường rất lớn trong thời gian gần đây và monolithic với những thiết bị có thể nạp được đang dần chiếm lợi thế hơn so với Microkernels.

Ông có đồng ý với cách nghĩ của Rob Pike về sự liên quan, không liên quan của việc nghiên cứu hệ thống?

Tôi khá đồng tình với quan điểm của Rob, mặc dù Rob bắt đầu trường hợp của mình một cách khiêu khích. Nó đúng với bối cảnh lúc mà Unix mới bắt đầu, ngày này các hệ sinh thái hẹp khá đầy đủ, và các ý tưởng về những hệ điều hành mới khó có thể được thông qua, hoặc là rất khó để được phổ biến.

Ông nghĩ gì về sự phát triển của Linux và các biến thể BSD? Ông có nghĩ rằng chúng sẽ sớm chiếm mất sự độc quyền của hệ thống Unix không?

Như một hiện tượng phổ biến, tôi nghĩ chúng khá tuyệt nhưng chúng phải chịu nhiều từ những cuộc đấu tranh và cạnh tranh của những người chủ sở hữu đã và đang làm. Sun và HP, SGI, IBM, và các hãng kỹ thuật số khác đều có (hoặc có) biến thể của cùng một thứ – quá giống với Linux và BSD. Chủ sở hữu của chúng có thể có những động cơ khác nhau để sản xuất các biến thể, tất nhiên là vậy rồi. Nên là có một sự khác biệt về mặt thương hiệu, đây cũng là một lý do lý giải cho việc rất khó để phát triển tính di động.

Ông có suy nghĩ gì về dự án GNU? Làm thế nào mà ông tiếp cận với nó?

Tôi không thể nhớ rõ tôi đã bắt đầu học về nó khi nào, nhưng chắc là đã lâu lắm rồi. Triết lý học về GNU đích thực mới là mối quan tâm hàng đầu của tôi, chắc chắn rằng điều đó đã đặt nền tảng cho bối cảnh hiện nay, cũng như là việc cung cấp những phần mềm thực sự. Một điều thú vị nữa chính là cái các mà các ý tưởng về các phần mềm miễn phí tác động tới những nhà thương mại lớn hiện tại. Đồng thời phần lớn nó giống như là việc tái tạo lại những thứ mà chúng tôi hay những người khác đã từng thực hiện, nó có vẻ khá phái sinh trí tuệ; phải chăng có một sự khan hiếm về những ý tưởng thực sự mới? Nhưng vẫn còn, đó là một sự hài lòng tuyệt vời mà phần nhiều của nó đã giúp xây dựng nên đỉnh cao của cơ sở mà chúng tôi đã góp phần tạo nên.

Ông có ngưỡng mộ ai không? (trong giới máy tính hoặc ở các lĩnh vực khác)

Tôi không thuộc tuýp người có một người hùng khi lớn lên. Rõ ràng là người có ảnh hưởng lớn nhất tới sự nghiệp của tôi chính là Ken Thompson. Unix căn bản là của anh ấy, tương tự với người tiền nhiệm của C, cũng như  phần lớn cơ sở của Plan 9 (mặc dù Rob Pike mới là động lực thực sự mang chúng lại với nhau). Và trong khi chờ đợi, Ken đã tạo ra một bậc thầy cờ vua trên máy tính và gần như viết lại quyển sách về cuối game trong cờ vua. Anh ấy như một hiện tượng vậy.

Ngoài giờ làm việc, Ông thích làm gì?

Nó là một sự kết hợp nhiều thứ lại với nhau. Phần lớn nó liên quan tới máy tính (WWW và những thứ tương tự). Ngoài ra còn đọc báo, có lẽ thế. Tôi đã có vài chuyến du lịch thú vị, và tôi rất thích như thế, nhưng không được bao lâu trong thời điểm hiện tại. Tôi là một người chỉ biết suốt ngày ở nhà và sớm thấy mệt mỏi vì điều đó nhưng tận hưởng việc nhớ lại những trải nghiệp khi mà tôi đã trở lại và thường xuyên ước rằng mình có thể sắp xếp để ở lại lâu hơn tại một vị trí nào đó.

Ông có thể giới thiệu cho tôi một tí về âm nhạc, văn học, hay phim ảnh mà ông quan tâm được không?

Tôi nghe chủ yếu là nhạc cổ điển, đa phần tôi nghe trên radio – tôi không phải dân audiophile đâu. Về sách thì tôi không đọc nhiều chuyện giả tưởng, nhưng đọc nhiều bài viết về du lịch và về khoa học: để xem nào Stephen Jay Gould hoặc là Kip Throne. Và thêm một vài tác phẩm hài nữa – Tôi là fan cuồng nhiệt của S.J.Perelman, hiện tại tôi đang đọc quyển “The Founding Fish” của John McPhee.

Topdev via Ander.Unix.Se

Nguồn: Techtalk.vn

Similar blogs

Hot Blogs