Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Series UI/UX Cho Developer – Hai hướng UX Research và UX Design

Series UI/UX Cho Developer – Hai hướng UX Research và UX Design

Lâu rồi không đăng bài mới trong series UI/UX cho developer. Không phải do mình bỏ xó series này hay gì đâu nha! Chỉ là mình cần bỏ thêm thời gian tìm hiểu nhiều hơn trước khi viết, để bạn học tiếp cận thông tin chính xác hơn ấy mà.

Các bạn nên đọc lại bài viết giới thiệu series và điểm khác biệt giữa UI và UX để có cái nhìn tổng quát về ngành UX nhé. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những hướng phát triển trong ngành UX, và công việc của mỗi hướng nhé!

 

Hai hướng chính trong ngành UX

Ở bài viết trước, mình có đề cập rằng có 2 hướng chính trong ngành UX là UX Research và UX Design. Hai hướng này luôn song hành với nhau:

  • Trước khi design thì phải thực hiện research để biết người dùng là ai, họ cần gì?
  • Dựa theo thông tin có được từ research để thực hiện design
  • Design xong lại phải thực hiện research để kiểm tra lại thiết kế, xem người dùng có sử dụng được ko (usability testing), xem thiết kế có hiệu quả hay không.

Mỗi hướng sẽ làm những công việc khác nhau, cần những kĩ năng và tố chất riêng biệt.

Một team UX “lý tưởng”. Thường thì anh UX Designer sẽ kiêm luôn vai trò UX Researcher lẫn UI Designer

UX Researcher – Nhà khoa học

Đúng với cái tên Research (nghiên cứu), UX Researcher là những nhà khoa học đúng nghĩa. Nhiệm vụ của họ là:

  • Tổ chức các thí nghiệm để nghiên cứu người dùng và hành vi của họ
  • Phỏng vấn trực tiếp hoặc quan sát người dùng để tìm hiểu nhu cầu và mục đích của người dùng
  • Thu thập và phân tích dữ dữ liệu liệu từ các thí nghiệm trên
  • Thực hiện A/B Testing hoặc Usability Testing (sẽ đề cập ở các bài sau) để đánh giá UI/UX

Một số công cụ được dân UX Researcher sử dụng:

  • Phỏng vấn và survey: Lắng nghe người dùng, lấy ý kiến của người dùng để biết họ muốn gì
  • User Persona: Persona đại diện cho một kiểu khách hàng của sản phẩm. Cái persona này khá là hay ho, giúp ta hiểu được đặc tính của người dùng, mình sẽ nói kĩ hơn ở các bài sau.
  • Prototyping: Tạo ra một bản dùng thử (trên giấy hoặc máy tính) để lấy feedback từ ngừoi dùng (với sự phối hợp của UX Designer)
  • Testing: Đủ loại testing. Usability Testing để đánh giá một giao diện và flow có dễ sử dụng hay không. A/B Testing để so sánh và lựa chọn giữa 2 UI/UX

Persona – Đại diện cho một kiểu khách hàng

Vai trò của UX Researcher cũng quan trọng như Business Analyst hoặc người lấy requirement trong ngành phần mềm. Họ biết được người dùng là ai, người dùng cần sản phẩm như thế nào.

UX Designer – Nhà thiết kế

Nếu như UX Research chính là người nghiên cứu người dùng, lấy requirement thì UX Designer chính là người tạo ra các flow chương trình, thiết kế giao diện cho người dùng sử dụng. (Sau đó đến developer chúng mình code ra hệ thống).

UX Designer cũng phân ra nhiều ngành khác nhỏ hơn:

  • Interactive Design: Design flow hoạt động của một ứng dụng, các hiệu ứng và animation
  • Information Architecture: thiết kế kiến trúc thông tin, quan hệ giữa các trang trong một hệ thống.
  • Visual Design: Lựa chọn màu sắc và font, branding; tạo ra style guide. Ở Việt Nam, đây là công việc của các Graphic Designer.
  • UI Design: Thiết kế layout và component hệ thống. Thường designer sẽ làm việc này, đôi khi developer chúng ta cũng làm luôn.

Bản thân mỗi ngành nhỏ này rất rộng, phức tạp (ví dụ chỉ mỗi mảng Information Architecture hoặc UI Design đã có đến 3-4 cuốn sách chuyên ngành) nên cần nhiều thời gian để chuyên sâu và thành thạo.

Do đó mỗi UX designer thường có kiến thức nền chung và chỉ chuyên sâu một hai ngành. Mỗi ngành sẽ sử dụng các công cụ khác nhau (Mockup, Prototype, Style Guide, Card…), mình sẽ kể dần ở các bài sau nhé.

Đa phần dân thiết kế đồ hoạ, thiết kế web chỉ là UI Designer hoặc Graphic Designer chứ chưa phải UX Designer

Tuy hai mà một!

Tất nhiên hai ngành này không làm việc riêng biệt mà luôn hợp tác với nhau.

Giống như trong ngành dev, back-end developer làm API để front-end sử dụng. Trong ngành UX, researcher sẽ lấy requirment cho designer tạo ra prototype. Designer lại đưa prototype này cho research để lấy feedback từ người dùng.

Tuy chia làm 2 ngành nhưng đa phần các công ty tuyển UX Designer đều đòi hỏi cả kĩ năng UX Research lẫn UX Design, đôi khi còn đòi luôn cả UI Design nữa.

Đa phần các công ty tuyển UX Designer đều đòi hỏi ứng viên siêu nhân, có cả kĩ năng UX Research lẫn UX Design,đôi khi còn đòi luôn cả UI Design nữa.

Nhờ có UX research, ta mới có thể hiểu được thị trường và người dùng. Nếu đội ngũ researcher kém, đánh giá sai thị trường hoặc hiểu sai khách hàng, sản phẩm cuối cùng có hoàn hảo đến mấy cũng… không có ai sử dụng.

Ngược lại, nếu không có đội UX design mạnh, dù có hiểu người dùng tới mấy, ta cũng không thể tạo ra một sản phẩm thân thiện, dễ sử dụng và được người dùng ưa thích (Điển hình là trò cười về startup phông bạt Juicero).

UX Research và UX Design phải đi chung với nhau mới có thể tạo ra một sản phẩm tốt nhất cho người dùng (Tất nhiên là cùng với sự trợ giúp của dân developer chúng mình rồi).

Kết

Bạn sẽ thắc mắc: Ủa, cả 2 hướng UX Research lẫn UX Design đều liên quan đến giao diện, có đụng chạm gì đến code và giới developer chúng mình đâu?

Thật ra, mình đưa những điều này vào series để bạn hiểu hơn về ngành UX và những thuật ngữ họ sử dụng, để có thể dễ dàng làm việc với dân UX sau này. Vả lại, chúng ta sẽ học hỏi nhiều kĩ năng từ các bạn UX Designer để thiết kế giao diện đấy!

Nếu có điều gì khó hiểu hay muốn góp ý gì thêm, các bạn cứ thoải mái comment nhé!

Nguồn: Toidicodedao.com

Similar blogs

Hot Blogs

Similar jobs