Trên thị trường máy tính cá nhân - gồm desktop và laptop - Intel nắm giữ mức thị phần cực lớn. Xét về kiến trúc máy tính, x86 (và x64) vẫn thống trị thể loại máy tính mà hầu hết người tiêu dùng cho là "nghiêm túc", dù trên thực tế, các thiết bị nền ARM - như smartphone - lại áp đảo về số lượng. Nhưng một sự thay đổi lớn sắp diễn ra, và nó có tên gọi là ARM. Các PC nền ARM đã bắt đầu xuất hiện, và sắp tới Mac cũng sẽ đi theo xu hướng này. Nhưng liệu loại máy tính mới này có xứng đáng với những kỳ vọng? Câu trả lời là có, nhưng chỉ khi thị trường cho chúng thêm một ít thời gian để trưởng thành hơn nữa.
Apple "Star"
Cuối tuần qua, người hâm mộ Apple được một phen hào hứng khi một tin đồn thú vị liên quan nhà Táo xuất hiện. Một thiết bị bí ẩn với tên gọi "Star" xuất hiện dưới hình thức bản mẫu (prototype), và nó có thể là bất cứ thứ gì! Chỉ có một điều chắc chắn - tất nhiên là cũng theo tin đồn - là "Star" sẽ có màn hình cảm ứng, khe SIM, GPS và khả năng chống nước. Thậm chí ý kiến cho rằng đây là một thiết bị nền ARM cũng chỉ là ước đoán đơn thuần, nhưng nó đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng.
Thiết bị mang tên "Star" này không chỉ giúp "đào mộ" những tin đồn về việc MacBook sẽ dùng chip ARM, mà còn làm sống lại hi vọng chưa bao giờ thành hiện thực của người tiêu dùng về một chiếc MacBook màn hình cảm ứng, tương thích với Apple Pencil - giống như chiếc ModBooks ở hình ảnh trên. Có thể nói, thiết bị "Star" này nhiều khả năng chỉ là một chiếc iPad, hay thậm chí là một chiếc iPhone X sử dụng màn hình LCD; nhưng việc Apple đi theo hướng mới, đặc biệt là về vi xử lý, đã nhận được sự hứng thú rõ rệt từ người tiêu dùng.
Windows 10 nền Snapdragon
Ngược lại với Apple, Microsoft đã "dò dẫm" trên mảnh đất ARM được một thời gian, nhưng những sản phẩm của họ chưa hề đạt được sự ổn định cần thiết. Chuỗi sản phẩm Windows 10 nền ARM đầu tiên của hãng là một sự thất vọng, đến nỗi Microsoft đã phải thay đổi đôi chút chiến lược và bớt nhấn mạnh đến mối liên hệ của mình với ARM hơn, cụ thể là Snapdragon của Qualcomm. Thay vào đó, Microsoft quảng bá các thiết bị "Always Connected" - "Luôn kết nối" của mình với khả năng hoạt động xuyên nền tảng.
Dù gây thất vọng, nhưng một loạt các thiết bị Windows 10 nền ARM mới toanh sắp xuất hiện, lần này sẽ sử dụng con chip mới hơn, Snapdragon 845. Ít nhất về mặt phần cứng, con chip này sẽ mang lại những cải tiến đáng kể đối với hiệu năng của máy. Còn về mặt phần mềm, chúng ta chỉ biết chờ xem Microsoft sẽ mang đến điều mới mẻ gì.
Thế mạnh của ARM
Nhưng rốt cuộc thì có gì hấp dẫn ở những thứ liên quan đến ARM kể trên? Có phải ý nghĩa của chúng nằm ở việc biến PC thành điện thoại và ngược lại? Không phải, dù cho đó là ý tưởng sơ khai nhất. Có những khác biệt về mặt kỹ thuật giữa ARM và x86/x64 (Intel và AMD), và chúng quá phức tạp để có thể nêu ra ở đây, nhưng sự kiện năm ngoái của Microsoft đã giúp chúng ta biết được hầu hết những thứ cần chú ý.
Chip ARM nổi tiếng về khả năng tiết kiệm năng lượng, dẫn đến khả năng quản lý nhiệt tốt hơn và thời lượng pin dài hơn. Khi mà thời lượng pin của phần lớn các laptop chỉ dừng lại ở 1 con số, thì các thiết bị ARM có thể trụ vững ít nhất 1 ngày. Và một phần lý do của điều này là khả năng của con chip này có thể chuyển sang chế độ năng lượng cực thấp trong khi có thể nhanh chóng kích hoạt trở lại khi cần đến. Ở chế độ này, máy vẫn kết nối đến Internet để bạn không bỏ lỡ thông báo quan trọng nào.
Tất nhiên, để có được thời lượng pin ấn tượng đó, bạn sẽ phải trả giá. ARM vốn được thiết kế cho các máy tính nhúng và di động, nhưng dần dần khả năng hoạt động của nó được nâng cao hơn. Sẽ mất một thời gian dài để ARM có thể bì kịp chip Intel/AMD về mặt sức mạnh thuần, nhưng trong phần lớn các trường hợp sử dụng máy tính ngoài chơi game và xử lý đa phương tiện, các thiết bị ARM hoàn toàn đủ sức đảm nhiệm trọng trách.
Thế độc quyền của Intel
Intel không sợ AMD như sợ Qualcomm. Cho đến gần đây, AMD đã và đang âm thầm trỗi dậy, nhưng kể cả lúc đó, Intel có thể đánh trả với các kỹ thuật tương đương. Tuy nhiên, nhà sản xuất chip này chưa bao giờ có thể đột phá vào các thị trường nơi chip ARM thống trị, như di động, wearable, và IoT. Nói cách khác, các máy chủ ARM hiện nay là điều hoàn toàn có thể.
Nói đến vi xử lý PC là nói đến Intel, như nói đến PC là nói đến IBM như trước đây. Về cơ bản, Intel nắm thế độc quyền trên thị trường này, chủ yếu bởi chẳng có ai thách thức nó cả. Một trong những bất lợi của việc trở thành một nhà vô địch không ai dám thách thức là bạn có thể sẽ trở nên tự mãn và quá tự tin vào vị thế của mình. Hai lỗ hổng Meltdown và Spectre vừa qua có lẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với Intel và các nhà sản xuất chip x86 khác. Mối đe doạ đang trỗi dậy từ AMD là một lý do khác.
ARM mở
Nói vậy không có nghĩa ARM là một vị thánh. Nó có những lỗi phi kỹ thuật của riêng mình. Bởi xu hướng phát triển của ngành công nghiệp PC, các nhà sản xuất PC và các nhà sản xuất chip không còn lựa chọn nào ngoài việc để cho hệ sinh thái càng mở càng tốt. Tuy nhiên, hiện hệ sinh thái ARM vẫn đang trong tình trạng đóng và độc quyền. Mỗi thiết bị ARM là một thế giới của riêng nó, và không dễ gì để chuyển từ thiết bị này sang thiết bị khác. Vấn đề lớn nhất là các driver có tính độc quyền cao và sự tích hợp chặt chẽ giữa các linh kiện như RAM, card đồ hoạ và bộ nhớ lưu trữ - những thứ vốn có mối liên kết khá lỏng lẻo trên PC.
Đặt chip ARM vào PC và Mac có thể sẽ mang lại hiệu ứng tương tự trên PC, ít nhất là về mặt phần mềm và phát triển. Dù những con chip này sẽ vẫn được hàn chặt vào bo mạch chủ, các công ty có lẽ sẽ bị buộc phải "mở" hơn để có thể cạnh tranh nếu phần mềm desktop lớn như Windows hay macOS trở nên phổ biến rộng rãi trên các máy tính ARM như vậy. Tất nhiên, vẫn có khả năng chúng sẽ trở nên "đóng" hơn, như việc chẳng dễ dàng gì để cài đặt các nền tảng di động lênn bất kỳ thiết bị nào.
Kết luận: một giấc mơ quá chậm trễ
Tưởng tượng một thiết bị Windows 10 hay macOS mỏng và nhẹ như một chiếc iPad và hoạt động được nhiều ngày mà không cần tắt hay ngắt kết nối Internet. Đó là giấc mơ mà một chiếc PC hay Mac nền ARM có thể biến thành hiện thực. Dù Intel cũng có thể thực hiện điều đó, nhưng hãng đã từ bỏ hướng đi đó. Các nhà sản xuất chip ARM thì ngược lại, vẫn đang cố gắng từng bước một.
Con đường đó không phải luôn dễ dàng. Ít nhất là đối với các OEM và không phải do bất kỳ lỗi nào của kiến trúc CPU. Microsoft có thể đã khiến ý tưởng Windows nền ARM trở thành điều gì đó tồi tệ, nhưng hãng sẽ sớm sửa chữa điều đó. Vẫn có những tranh cãi rằng liệu Apple "Star" sẽ dùng macOS hay iOS, và xét việc Apple luôn giữ vững lập trường trong việc phân dịnh rõ ràng hai nền tảng của họ, hướng đi mà hãng chọn lựa sẽ khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.
Chắc chắn sẽ có những bước hụt chân và ngã đau, nhưng xét đến những lợi ích, đó là điều mà thị trường phải chấp nhận và chịu đựng. Ai mà không muốn có một chiếc PC hay Mac nhẹ cân, có thể mang đi khắp nơi và luôn sẵn sàng để hoạt động chỉ sau một nút nhấn. Đó là giấc mơ của mọi người dùng máy tính.
Tham khảo: SlashGear
Nguồn: Genk.vn
Senior CloudOps / SysOps – Windows Engineer
Location: Hồ Chí Minh
Salary: Competitive
Application Engineer (Microsoft Dynamics 365 and Power Platform)
Location: Hồ Chí Minh
Salary: Competitive
Location: Hồ Chí Minh
Salary: Competitive