Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Tại sao hai quy tắc học tập nổi tiếng của Elon Musk sẽ không hiệu quả với bạn?

Tại sao hai quy tắc học tập nổi tiếng của Elon Musk sẽ không hiệu quả với bạn?

Từ việc điều hành Tesla, SpaceX, Neuralink, OpenAI, quản lý các phi hành gia, đến nuôi dạy con cái,... dường như không có việc gì có thể làm khó người đàn ông này.

Tôi tình cờ đọc được cuốn sách "Elon Musk: Tesla, SpaceX, and the Quest for a Fantastic Future" của Ashlee Vance. Tác phẩm này được cô viết trước khi Musk nổi tiếng, vào năm 2012.

Nó cũng có cấu trúc giống như rất nhiều cuốn sách khác ngoài thị trường, bao gồm: thời thơ ấu -> tuổi thanh xuân -> những năm đầu phát triển sự nghiệp của Elon Musk (Zip2, PayPal) -> cuộc sống cá nhân -> các thành tựu của anh ta và cách chúng hình thành.

Tính cách, thói quen và lối sống của Musk được trình bày rất chi tiết trong cuốn sách này và đây cũng là điểm thu hút người hâm mộ và các nhà phê bình. Nhưng điều thu hút sự chú ý của tôi là khả năng tư duy của Elon, điều đó khiến anh trở nên thật sự khác biệt.

Hôm nay, tôi sẽ tập trung vào việc:

● Phân tích cách mà Musk sử dụng chiến lược học tập của mình.

● Giải thích lý do tại sao một số người áp dụng 2 quy tắc này nhưng lại không có hiệu quả? Và làm thế nào để khắc phục điều đó?

Quy tắc 1 — Hiểu bản chất của kiến thức và củng cố nó.

Elon từng nói rằng:

"Hãy xem kiến ​​thức như một cái cây. Trước tiên, bạn phải hiểu các nguyên tắc cơ bản, tức là nắm chắc phần thân và các cành lớn. Sau đó mới đi sâu vào tán lá, hay còn gọi là các chi tiết và kiến thức mở rộng."

Lần đầu tiên khi nghe câu nói này, tôi chợt nhận ra: mình biết điều đó. Nhưng nhìn lại, tôi chưa bao giờ áp dụng nó vào thực tế.

Musk đã vận dụng quy tắc này vào cuộc sống như thế nào?

Ngay từ thời thơ ấu, Musk đã là một người rất thích đọc sách. Anh lấy các nhà khoa học và triết học để làm hình mẫu lý tưởng của mình, ví dụ như Edison, Benjamin Franklin, Nikola Tesla,... Và đây cũng là lý do tại sao anh dành rất nhiều tâm huyết cho Tesla. Trong cuốn "First Principle", Aristotle cũng cho biết:

1. Sự yêu thích đối với vật lý và niềm đam mê khám phá vũ trụ đã truyền cảm hứng cho Elon, anh muốn mình có thể đem tên lửa lên sao Hỏa. Để thực hiện được nó, anh đã bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức.

2. Đã xác định được mục tiêu, Elon bắt tay ngay vào việc tìm hiểu: "Đâu là yếu tố quan trọng cấu thành nên tên lửa?" Và khi biết các nguyên liệu thô như sợi carbon, đồng, titan,... chính là đáp án mà mình cần, thì anh tiếp tục tiến hành giải mã thị trường.

3. Các vật liệu hóa ra chỉ chiếm khoảng 3% giá trị của một chiếc tên lửa thông thường. Điều này càng khiến Musk kiên trì với ước mơ chinh phục vũ trụ của mình. Nếu thành công, đây hẳn là một phi vụ trị làm ăn "béo bở".

Không khó để chúng ta nhìn thấy cách mà anh liên tục đặt ra các câu hỏi và tìm kiếm gốc rễ vấn đề của mình. Việc này cho phép Elon dễ dàng hơn trong việc giải quyết chúng.

Tại sao nó lại không hiệu quả với bạn?

Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu cẩn thận về những gì có thể cản trở chúng ta thực hiện thành công Quy tắc số 1, tôi đã tổng hợp được bảng dưới đây:

Quy tắc 2 — Liên kết mọi thứ với nhau

Tiến sĩ Richard G. Baraniuk đến từ Đại học Rice cũng đồng tình với quy tắc này của Elon. Ông cho biết: Khoa học đã chứng minh, kỹ thuật quan trọng nhất giúp cải thiện hiệu quả học tập là thường xuyên thực hành truy xuất và nâng cao khả năng liên kết.

Bạn sẽ vô cùng thành công nếu sở hữu một kho tàng kiến ​​thức đa dạng và khả năng kết nối chúng một cách hiệu quả.

Cách Elon Musk áp dụng quy tắc này?

"Điều gì sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến tương lai của nhân loại?"

Để trả lời câu hỏi trên, Elon phải liên kết tất cả những thứ mà anh có. Với OpenAI, công nghệ AI sẽ là yếu tố rất cần thiết để tạo ra những chiếc xe tự lái của Tesla. Ngoài ra, SolarCity cũng có thể liên kết với Tesla, bởi các bảng năng lượng mặt trời tại đây sẽ hỗ trợ nạp pin, mở rộng phạm vi hoạt động của xe. Các sản phẩm của anh đều có thể hỗ trợ lẫn nhau, hình thành một chuỗi cung ứng hiệu quả. Và điều này cũng là cơ sở giúp Elon đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh của mình.

Bạn thấy đây là một chiến lược thông minh?

Đây chỉ là một trong số rất nhiều những ví dụ về cách mà anh liên kết các công ty kinh doanh và sử dụng khả năng quản lý tri thức của mình.

Tại sao nó không hiệu quả với bạn?

Bạn luôn phải lùi lại một bước và phân tích tất cả những điều mà bạn đã học được trước đó.

Đây là những điều mà bạn nên tránh để có thể thực hiện thành công quy tắc số 2:

Hai nguyên tắc trên là điểm mấu chốt dẫn đến sự thành công của Elon. Những thành tích đáng ngưỡng mộ của anh đã truyền cảm hứng và cho chúng ta biết: không có điều gì là không thể làm được.

Genk

Similar blogs