Bên dưới là bài post trên LinkedIn của anh David Pullara về quyết định rời bỏ Google của anh hồi tháng tư năm nay. Bài post đến nay đã đạt đến 300.000 lượt xem trên LinkedIn, hàng trăm lượt share và comment (đa phần là tích cực), là ngàn nghìn lượt like…
Tôi là nhân viên cũ của Google.
Với những ai biết đến tôi, ắt hẳn họ sẽ rất ngạc nhiên khi nhìn thấy chữ “cũ” ở câu viết trên. Là một marketer, tôi đã luôn luôn yêu quý Google chục năm qua. Khi mới bắt đầu làm việc ở đây từ năm ngoái, tôi không thể kiềm được sự hân hoan khi được làm việc trong một công ty đã và đang định hình ngành digital marketing, và hơn thế nữa, đi đầu định hình phong cách làm việc của mọi người trên thế giới. Google không nghi ngờ, đang thực sự thay đổi thế giới từng ngày, và khi được làm việc ở đây, tôi được sống đúng như mình hằng mơ ước.
Nhưng quyết định rời bỏ Google, tuy vô cùng khó khăn, nhưng lại là quyết định vô cùng đúng đắn. Tôi cảm thấy mình đã lựa chọn đúng, vì tôi dần nhận ra, tuy được làm việc tại một công ty mình yêu thích, nhưng vị trí của tôi lại không mang lại cho tôi cảm giác tương tự.
Đây là điều tôi không thể ngờ được khi mới bắt gặp tin tuyển dụng ““Account Executive” được đăng tải trên website của Google hồi đầu năm 2015. Thực ra, lúc đó tôi cứ nghĩ “Đây là vị trí hoàn hảo cho mình này!” Mặc dù tôi là marketer và công việc rõ ràng là về sale, nhưng những nhiệm vụ được nêu ra lại có vẻ thiên về tư duy chiến lược, xây dựng quan hệ, và tìm kiếm giải pháp hơn chỉ đơn thuần “đáp ứng chỉ tiêu”. Suốt sự nghiệp của tôi đầy những dấu ấn thú vị — chuyển từ ngành này sang ngành khác, từ công ty quy mô này sang quy mô khác, từ chức năng này sang chức năng khác — và tôi luôn tìm thấy sự ly kỳ trong việc phải thích ứng với những môi trường mới mẻ, hay từ việc học tập những kỹ năng lạ lẫm hay ho. Vậy thì chuyển sang “vị trí sale” thì có gì khác đâu nào?
Trong buổi phỏng vấn, tôi cũng tỏ ra rất thành thật rằng lịch sử làm việc của tôi chả có tí tẹo kinh nghiệm sale nào cả, nhưng người phỏng vấn bảo rằng đấy không phải là thứ họ tìm kiếm. Họ đang tìm kiếm một marketer giỏi giang, có óc chiến lược, người “thấu hiểu được khách hàng và hiểu được các quyết định truyền thông được thực hiện như thế nào.” Tôi đã nghĩ “Mình chứ ai nữa.” Tôi phù hợp với miêu tả này, và biết rằng mình sẽ là một nhân tố giá trị trong team. Google có vẻ cũng đồng tình, nên họ đã mời tôi vào vị trí này, và tôi bắt đầu một chương mới của cuộc đời, một nhân viên của Google chính thức từ tháng 6 năm 2015.
Ở Google, mọi thứ đều diễn ra rất chóng vánh; nhân viên Google nào cũng biết điều này, và chả có ai biện bạch cả. Google thường chỉ tuyển kiểu người cực kỳ thông mình và tò mò, và họ quen với việc phải tự mình giải quyết tất cả mọi thứ. Vậy nên nếu có ai hỏi bạn những tháng đầu tiên làm việc ở Google như thế nào, câu trả lời thường là “Tuyệt lắm, nhưng tôi thấy hơi quá tải” hoặc, “không tưởng, nhưng cảm giác như tôi đang uống nước từ vòi cứu hỏa vậy”, người đó sẽ cười niềm nở, gật đầu lia lịa, và trấn an bạn rằng những cảm giác này hoàn toàn rất bình thường và nhân viên Goolge mới nào cũng sẽ có trải nghiệm tương tự. Họ bảo bạn đừng lo lắng, mà mọi thứ sẽ dần tốt hơn trong vài tháng tới.
Vì vậy, tôi quyết định không lắng nữa. Thay vào đó, tôi càng nỗ lực gấp mấy lần trước đó để tìm hiểu hết các sản phẩm của Google, và marketer sẽ dùng những công cụ này như thế nào. Tôi tiếp tục gặp mặt với khách hàng để quyết định xem tôi sẽ giúp họ như thế nào, và củng cố mối quan hệ với những người đồng nghiệp tài năng cùng những đổi thủ toàn cầu để hiểu thêm về những ý tưởng và cách làm của họ. Tôi chấp nhận tốc độ vận hành tên lửa của Google, một nhịp độ rất khác với những công ty trước đó tôi từng làm, và một nhịp độ đã chứng tỏ mang lại cả sự hiệu quả và hăng hái.
Nhưng vẫn còn thiếu điều gì đó nữa. Vẫn còn điều gì đó không ổn.
Cả cuộc đời mình, tôi luôn là một người lao động siêu năng suất, và tôi rất quen với tốc độ học tập và làm việc nhanh chóng. Cảm giác khiếm khuyết sau vài tháng làm việc không phải là cảm giác mà tôi thường bắt gặp, và hiển nhiên không phải là cảm giác tôi sẵn sàng chấp nhận. Vì vậy tôi càng nỗ lực hơn nữa, và bắt đầu tìm sự trợ giúp. Tôi có một cuộc nói chuyện chân thành với người quản lý của mình về những gì tôi đang trải qua và những điều tôi muốn làm để giải quyết, và cùng nhau, chúng tôi đưa ra kế hoạch để giúp tôi thoải mái hơn trong vai trò của mình. Tôi dành nhiều thời gian hơn cho các buổi training. Tôi kết nối với rất nhiều nhân viên Google khác để nghe những lời khuyên của họ, làm sao để thành công trong vai trò của mình, và áp dụng đề nghị của họ nếu có thể. Tôi hợp với khách hàng nhiều hơn để xem thử xem, tôi có cơ hội nào khác nữa để giúp đỡ họ không. Tôi thậm chí còn tìm một Executive Coach, khoản đầu tư của riêng tôi để hiểu thêm về bản thân và những thứ mình cần làm để thành công.
Nhưng đến cùng, chính cô con gái sơ sinh của tôi đã giúp tôi nhận ra vấn đề.
Vợ tôi và tôi vừa mới có cô con gái đầu lòng tên Charlotte hồi đầu tháng 2, và người quản lý của tôi rất khuyến khích tôi tận dụng chính sách nghỉ chăm con của Google. Mới đầu, tôi vẫn còn hơi lưỡng lự, nhưng đã quyết định nghỉ sau khi nghe cô ấy nói rằng tôi sẽ chả bao giờ lấy lại được những phút giây đầu tiên bên cô con gái của mình, và cô ấy đã nói đúng. Vì thế tôi xin nghỉ một tháng để dành thời gian cho coi cái.
Trong bài báo của Meghann Foye trên The New York Post, nói về khái niệm “nghỉ thai sản”, trong đó cô định nghĩa “kỳ nghỉ cho phép phụ nữ (và một phần nhỏ – nam giới) có thể tập trung vào những mặt khác của cuộc sống không vây quanh công việc.” Tôi thấy mình trong đó, tôi giành thời gian để đánh giá lại những ưu tiên trong cuộc sống. Tôi dành bốn tuần nghỉ phép của mình ẵm bồng cô con gái trên tay và suy nghĩ về những gì làm tôi hạnh phúc, và điều gì không.
Và tôi nhận ra, chính công việc, là yếu tố không giúp tôi được hạnh phúc.
Tôi yêu Goolge. Tôi yêu văn hóa và sứ mệnh của công ty. Tôi cảm thấy may mắn vì được xoay quanh bởi những con người thông minh và nhiệt huyết. Tôi yêu cách công ty đối xử với nhân viên, không phải chỉ là về đền bù và lợi ích, mà còn từ góc nhìn niềm tin, thông tin, và tôn trọng. Tôi yêu Google. Nhưng tôi chỉ nhận ra rằng, mình đã không điền đúng vai trò.
Tôi là marketer, không phải là sale. Tôi có niềm đam mê cùng kỹ năng xây dựng brand về lâu dài, chứ không phải để xây dựng số liệu bán hàng của quý. Và tôi, dù cực kỳ kính trọng cả các nhân viên sale và đối tác agency, lại không thực sự thuộc về nhóm nào cả. Việc cố gắng trở thành con người khác (và thực sự tôi cũng không muốn như vậy) đã gây ảnh hưởng đến con người thật sự và chính là gốc rễ của sự không hạnh phúc trong tôi.
Như Steve Jobs từng nói, “Cách duy nhất để có thể làm ra những điều tuyệt vời, là phải yêu những gì đang làm. Nếu bạn chưa tìm được tình yêu, hãy tiếp tục tìm kiếm, đừng ngừng lại.” Tôi không hạnh phúc không phải vì tôi chật vật, tôi chật vật là vì tôi không hạnh phúc. Và để xử lý vấn đề, giải pháp giờ đây rõ ràng hơn bao giờ hết.
Khi tôi quay trở lại làm việc sau kỳ nghỉ, tôi lại lần nữa giải bày với manager, và trình bày tại sao tôi cảm thấy mình không làm đúng vai trò. Theo đó, tôi bảo rằng sẽ ở lại Google nếu có một vị trí thực sự phù hợp với mình, nếu không, tôi đành phải dằn lòng chia tay với công ty. Cô quản lý đã rất tâm lý và cảm thông, cô hoàn toàn ủng hộ tôi tìm kiếm những lựa chọn khác trong công ty. Sau khi nhận thấy vị trí tôi đang tìm kiếm không có ở đây, cô ấy vẫn hết sức hỗ trợ tôi rời khỏi công ty thật nhẹ nhàng.
Khi tôi thông báo tin này cho đồng nghiệp, mọi người ai cũng rất tâm lý. Nhiều người viết email bảo tôi rằng họ rất ấn tượng với sự tự nhận thức của tôi, và sự can đảm khi đưa ra sự lựa chọn cần thiết cho mình. Trong số những email tuyệt vời đó, có một câu nói mà tôi rất thích: “Nếu bạn không đắm chìm vào những việc đang làm, đừng lãng phí thời gian quý giá của mình nữa – đặc biệt là khi cậu có ba sinh linh bé nhỏ đang xem bạn là tấm gương sống của mình.”
Có khi nào tôi lưỡng lự, liệu mình đã lựa chọn đúng khi rời bỏ mội công ty lớn như Google mà không có bến đỗ tốt hơn? Tất nhiên là có rồi. (Thật ngẫu nhiên, lúc ấy tôi cũng đang ăn sandwich, và không biết liệu menu của Google cafe hôm nay có món sường tái hay không.)
Nhưng rồi tôi lại nghĩ về khoảng thời gian mà một người phải làm việc trong đời, và khoảng thời gian này làm những thứ mình không thích sẽ tồi tệ đến nhường nào. Tôi tự nhủ rằng mình không thực sự rời bỏ Google, mà là một vị trí không mang lại niềm hạnh phúc.
Và quan trọng nhất, tôi nhớ đến ba đứa nhóc sẽ nhìn vào tôi mà sống, và tôi muốn dạy các con phải tự nhận thức được chúng thích làm gì, và khuyển khích chúng theo đuổi giấc mơ.
Lúc này tôi không còn băn khoăn về sự lựa chọn của mình nữa, mà quay lại ăn chiếc sandwich với nụ cười trên môi.
Techtalk via David Pullara