Huawei và Google đã từng là 2 đối tác thân thiết. Trong tất cả các nhà sản xuất Trung Quốc, chỉ có duy nhất Huawei là được tham gia vào chương trình Nexus. Huawei từng có hàng nghìn nhân viên hợp tác phát triển loa thông minh với Google, và chính Google cũng đã từng xin cho Huawei được tha khỏi lệnh cấm của tổng thống Trump vào tháng 5.
Nhưng cuối cùng điều gì phải đến cũng đã đến: không còn quyền sử dụng Google Mobile Services và các ứng dụng như Play, Search, Chrome, YouTube…, Huawei đã tự mình phát triển một phiên bản Android riêng, cài đặt "Huawei Mobile Services" (HMS) để thay thế. "[Việc Huawei chuyển sang dùng HMS] không tốt cho Google. Chúng tôi đã đóng góp rất nhiều cho các công ty Mỹ", CEO Richard Yu lên tiếng trong cuộc họp với báo giới sau sự kiện Mate 30.
Ván bài đã lật ngửa. Huawei sẽ trở thành đối thủ của Google trên chính lĩnh vực Android. Vậy, Huawei sẽ làm thế nào để đánh bại được Google?
Lợi thế và bất lợi
Những con số khổng lồ mà Huawei đạt được nhờ làm chủ thị trường nội địa.
Dựa vào màn trình diễn ngày hôm qua, có thể thấy Huawei rất tự tin rằng hãng này không cần đến bất kỳ thứ gì từ Google. Đây không phải là lần đầu tiên Huawei phải tự phát triển Android: cũng giống như tất cả các hãng Trung Quốc khác, Huawei đang dùng Android tự phát triển tại quê nhà. Do Huawei là hãng smartphone lớn nhất Trung Quốc, con số mà "Android của Huawei" đạt được cũng vô cùng đáng kinh ngạc: chợ ứng dụng App Gallery có 390 triệu người dùng hàng tháng và 180 tỷ lượt tải hàng năm. Tính chung các dịch vụ khác như triệu đồng, chat hoặc nhạc, "Huawei Mobile Services" đang có 570 triệu người dùng hàng tháng.
Bên cạnh đó, ông Yu cũng nhắc lại một thông điệp đã được phát đi từ tháng 5: "Có rất nhiều nguồn cho phép bạn tải bất kỳ ứng dụng bên thứ 3 nào bạn muốn". Nói cách khác, CEO mảng di động của Huawei "gợi ý" người dùng có thể sideload các ứng dụng sẽ không có mặt trên App Gallery.
Lõi Google Mobile Services không chỉ là để đính kèm ứng dụng của Google, mà còn là để giúp cho việc code ứng dụng thường trở nên dễ dàng hơn.
Nhưng trong tình huống sideload, Huawei sẽ lại cần đến Google. Thay thế Google Mobile Services không chỉ bao gồm thay thế Chrome bằng "Huawei Browse", Drive bằng "Huawei Cloud" hay YouTube bằng "Huawei Video". Bên trong Google Mobile Services, ông chủ của Android cung cấp cả cơ chế lập trình để lập trình viên có thể gửi thông báo (notification), kiểm soát bảo mật, tích hợp đám mây hay tích hợp với dịch vụ định tuyến. Huawei cung cấp đầy đủ các dịch vụ thay thế, nhưng nếu chuyển từ Android-của-Google sang Android-của-Huawei, các nhà phát triển sẽ phải lập trình lại toàn bộ phần "nền" trong ứng dụng của họ.
Vũ khí tỷ đô
Để thu hút được nhà phát triển, Huawei tung ra vũ khí quen thuộc: tiền. 3 khoản "quỹ" tổng trị giá 1 tỷ USD sẽ được sử dụng để trợ giúp các nhà phát triển có thể thực hiện chuyển đổi ứng dụng từ Android "thường" sang Android của Huawei. Khoản tiền khổng lồ này được chia ra làm 3 khoản trong "chương trình xây dựng hệ sinh thái HMS" bao gồm chi phí phát triển, chi phí tăng trưởng lượng người dùng và chi phí marketing.
1 tỷ USD để tạo ra một hệ sinh thái Android mới: Hệ sinh thái Android của Huawei.
Chưa dừng lại ở đây, Huawei thậm chí còn tung ra chiến lược cho phép các nhà phát triển được quyền giữ lại 85% tổng doanh thu sau khi họ đưa ứng dụng lên App Gallery. Google hiện tại đang nắm giữ 30% doanh thu giao dịch từ Google Play. Nếu chọn App Gallery của Huawei thay cho Google Play (và vẫn giữ nguyên được lượng người dùng), các nhà phát triển sẽ tiết kiệm được một nửa chi phí nền tảng.
Theo Huawei, hiện tại số lượng ứng dụng được tích hợp bộ nhân Huawei Mobile Services đã lên tới 45.000. Dựa vào màn trình diễn ngày hôm qua, có thể thấy rằng HMS cung cấp khá đầy đủ các tính năng cốt lõi, bao gồm cả tính năng định vị, cảm biến môi trường, gửi tin nhắn, ví điện tử hay mua hàng trong ứng dụng.
Triển vọng
HMS cũng có thể được cài đặt lên bất kỳ một chiếc điện thoại nào chứ không chỉ dành riêng cho Huawei. Miễn là Huawei có thể chứng minh lượng người dùng HMS đủ đông và chất lượng App Gallery đủ để đánh bại Google Play, Android-của-Huawei có thể vươn lên trở thành một đối thủ của Android-Google. Xét cho cùng, Android vẫn là hệ điều hành mở, các nhà sản xuất về bản chất không bị ép buộc phải lựa chọn một phiên bản Android duy nhất.
Một phiên bản Android mới, với khá đầy đủ các tính năng được tung ra để thay thế Google.
1 triệu nhà phát triển toàn cầu cho một hệ sinh thái Huawei nằm trên Android?
Trước Huawei, không ít kẻ đã cố gắng làm vậy: Samsung cũng từng ra mắt chợ ứng dụng riêng, Amazon vẫn đang có trải nghiệm Android riêng cho Fire Tablet, Microsoft và Nokia từng có X Platform… Tất cả đều đã thất bại, nhưng Huawei tự nhận mình sẽ là ngoại lệ: theo lời ông Yu, Mate 30 sẽ bán được tới 20 triệu máy, vượt mặt cả Mate 20 (16 triệu máy) và P30 (17 triệu máy). Thậm chí, "Người dùng tại thị trường Ấn Độ và Trung Đông sẽ mua điện thoại ngay cả khi không có dịch vụ Google, chỉ vì [Mate 30] quá tuyệt vời".
Huawei là nhà sản xuất smartphone đứng thứ 3 thế giới. Liệu HMS có thể giúp Huawei lần đầu tiên tạo nên điều kỳ diệu – lần đầu tiêu tách biệt Android ra khỏi bàn tay của Google hay không? Còn phải xem đã...
Nguồn: Genk.vn
Middle/ Senior NodeJS Developer
CÔNG TY CỔ PHẦN HASAKI BEAUTY & CLINIC
Location: Hồ Chí Minh
Salary: Competitive
Senior Android Developer - TA160
Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBANK
Location: Hà Nội
Salary: Competitive
Location: Hồ Chí Minh
Salary: Competitive
Location: Hà Nội
Salary: 8 Mil - 15 Mil VND
Location: Hà Nội
Salary: 8 Mil - 15 Mil VND
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ICOM
Location: Hà Nội
Salary: Competitive
Lập trình viên Mobile tại Hà Nội
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP WELDCOM
Location: Hà Nội
Salary: 15 Mil - 25 Mil VND
Nhân viên Digital Marketing - Google
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ OMMANI
Location: Hà Nội
Salary: 10 Mil - 15 Mil VND
Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Thanh Toán Việt Nam (VNPAY)
Location: Hà Nội
Salary: Competitive
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
Location: Hà Nội
Salary: 25 Mil - 35 Mil VND