Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Tôi đã “sa thải” sếp cũ rồi… đi tìm sếp mới thôi!

Tôi đã “sa thải” sếp cũ rồi… đi tìm sếp mới thôi!

Tò mò đúng không?

Đó là cách tôi làm việc, là tư tưởng của tôi. Ngôn từ thì có vẻ hơi sốc, nhưng thực ra không gì chôn vui bản thân bằng một công việc không thấy tí tẹo đam mê nào, sếp thì quá xa hoặc ông ấy không thấy được tài năng, mỗi ngày đều rất lực cố gắng nhưng không thấy tiến triển. Bạn có gặp vấn đề giống tôi chưa?

1. Tôi không thấy máu “lửa”

Trước khi giải thích cho việc còn lửa hay không!? Thì tôi chắc chắn đã tự đốt lên “lửa” nội tại của bản thân hàng trăm lần trước khi ra quyết định.

Đúng vậy, “lửa” cực kì quan trọng. Làm việc nhưng lại chã thấm thía gì về nó cả như thể đi mượn công việc vậy. Hoặc đã cho nó quá nhiều “lửa” gắng sức thể hiện, quá nhiệt đến nỗi “cháy” luôn, thử mọi cách nhưng Sếp vẫn xem sự cống hiến này là thừa thải. Vậy tôi phải cố gắng vì điều gì.

Nếu nghĩ tôi sẽ trả lời vì mỗi tháng sếp có công nhận hay không thì vẫn được từng ấy lương?! Tôi còn trẻ. Tôi không có dự tính mỗi ngày đều chôn mình một ít.

2. Stress là tốt nếu như không có điều khoản + +!

Tôi thích áp lực, nhờ có áp lực mới có thể trị được con “lười”. Vì vậy trong mọi trường hợp cần sáng tạo, cần chỉnh chủ, stress là một điều cực kì tốt. Nhưng…Nó thực sự biến thành “quỷ” nếu thêm những điều khoản cộng cộng.

Mỗi sáng thức dậy có bao giờ cảm thấy ghét đến công ty, ghét việc gặp sếp, giải trình bất cứ thứ gì, công việc bình thường thấy rất chán. OK đây là lúc nên refresh đầu óc. Còn nếu vẫn thấy chán ghét một cách vô thức thì suggest lên CareerBuilder post CV để “Sếp mới tìm thấy mình”, hoặc apply CV “Truy tìm sếp mới” rồi lịch sự, chuyên nghiệp, hân hoan mà sa thải công ty cũ đi. Đây là lý do tôi sa thải “công ty cũ” – vì tôi stress + mất “lửa” + không thể thổi lửa + “n” thứ mỗi ngày. Tất nhiên, mỗi lần tôi từ bỏ, cam đoan tôi đã học được rất nhiều điều và vô cùng mang ơn, kể cả việc nhỏ nhất trong công ty.

3. Tôi đã tìm thấy RIGHTWAY!

“Tiền sử”: từng sa thải 3 người sếp cũ. Vì không tìm thấy sự ham thích.

Vị Sếp tôi sa thải ở lần 2 – Mỗi ngày làm việc với ông ấy, tôi học rất nhiều điều hay, kể cả tính hay càu nhàu mỗi khi trình giấy tờ, đề bạc ý kiến tôi cũng thuộc làu làu phải làm gì trước làm gì sau.

Nhưng, biết không! Nếu ép mình theo một ngành nghề mọi người nói sẽ tốt, chăm chỉ trau dồi thành một con người khác, cuối cùng cũng không bao giờ mạnh mẽ bằng chính bản thân mình cả. Đó là lý do tôi sa thải ông ấy – vị sếp đáng kính!

4. Vị sếp “khó chiều” nhất là chính mình

Đi làm ở đâu quen đó, nhiều khi sếp, công việc hay lương đều không là yếu tố quan trọng nhất để cân nhắc nên từ bỏ hay cố gắng. Mà là vì (bản thân x 3) + điều 1, 2, 3 bên trên khiến cho sếp cũ, công ty cũ đều bị sa thải.

Cuối cùng vẫn là làm một công việc vì bản thân muốn chung sống với nó. Mỗi ngày thức dậy dù thấy stress vẫn muốn xông pha giải quyết, một công việc dù sếp mắng tức phát khóc vẫn thấy: “Tuyệt, đúng ngay cái mình không nghĩ tới!”, một công việc có sự thăng tiến được trả giá bằng trí tuệ và đam mê.

Sau khi “sa thải” 3 vị sếp đáng nhớ cho đến lúc này để tìm được công việc mới, sếp mới khiến mỗi ngày tôi đều kể về nó như thể cuộc sống, toàn tâm toàn lực làm ra sản phẩm, ấp ủ như con, muốn cống hiến, có nản cũng tự đốt lửa cho mình. Diễn tả dễ hiểu bằng từ “ghiền”.

5. Ngoài lề

Q: “Vì sao lại có cách suy nghĩ “sa thải” sếp cũ?”

A: “Ah thực ra thì, nói nghe cho sang – tuyệt tình – không vương vấn, không buồn. Mỗi lần nghỉ việc để đi tìm rightway cho mình là một lần nội tâm cáu xé. Vì chưa chắc con đường mới dễ đi hay đúng đắn hơn, minh chứng là phải “sa thải” tới 3 lần. Nhưng việc đầu tiên cần làm để biến suy nghĩ thành hành động là phải thử! Thế thôi.”

(Nguồn hình: Internet )

Binh Captain

Nguồn: CareerBuilder

Similar blogs