Hello,

Sign in to find your next job.

Blog IT

Triết lý thiết kế mới của Apple: tạo ra các sản phẩm dễ bán hơn, không cần dễ dùng hơn

Triết lý thiết kế mới của Apple: tạo ra các sản phẩm dễ bán hơn, không cần dễ dùng hơn

Bàn phím chiếc MacBook Pro mới của Apple đang trở thành tâm điểm cho những lời phàn nàn của người dùng khi họ có thể phải tốn đến 700 USD để sửa tại Apple Store. Vấn đề chỉ đơn giản là các phím của chiếc MacBook Pro này thấp đến mức chỉ cần một vài hạt bụi li ti lọt qua khe hở dưới phím là có thể gây kẹt phím đó. Không những vậy, bạn không thể cậy nó lên để sửa mà phải thay thế toàn bộ bàn phím đó. Và tất nhiên là cái giá cho việc đó không hề rẻ.

Điều đáng nói hơn cả là vấn đề đó đã kéo dài gần hai năm nay, nhưng Apple vẫn chưa sửa nó, và có lẽ họ sẽ không sửa nó. Theo giám đốc tiếp thị của Apple, ông Phil Schiller, người giới thiệu nó vào tháng Mười 2016, lợi ích chính yếu của chúng là sẽ giúp những chiếc laptop mới mỏng đi 3,1mm. Vào thời điểm đó, các nhân viên Genius của Apple hiếm khi ngạc nhiên khi một bàn phím cần thay thế. Chi phí sửa chữa lên tới 700 USD dường như trở thành điều cần thiết bởi vì chiếc MacBook Pro cần phải mỏng hơn.

Triết lý thiết kế mới của Apple: tạo ra các sản phẩm dễ bán hơn, không cần dễ dùng hơn - Ảnh 1.

Đánh đổi giữa chiến lược tiếp thị và tính hữu ích với người dùng

Nhưng chiếc bàn phím không phải là điều đáng chê trách duy nhất với các sản phẩm hiện tại của Apple: các cử chỉ khó hiểu mới, chiếc iPhone X giờ có thể xước ở cả mặt trước và sau, chiếc MacBook Pro mới dễ vỡ. Nhưng điều mọi người không nói đến là mối liên hệ giữa những điều đáng chê trách này với một khiếm khuyết còn lớn hơn nữa của Apple: công ty luôn theo đuổi việc tạo ra các thiết bị mới dễ tiếp thị hơn là dễ sử dụng.

Có lẽ các vấn đề này hiển hiện rõ rệt nhất ở sản phẩm mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Apple: iPhone. Được CEO Tim Cook mô tả là “bước nhảy vọt lớn nhất từ chiếc iPhone đầu tiên cho đến nay,” nhưng chiếc iPhone X lại có nhiều điểm kém hơn iPhone đời đầu: Đắt đỏ hơn, dễ vỡ hơn, và dễ đánh rơi hơn.

Đây không phải là vấn đề về vật liệu: Apple có thể dễ dàng thiết kế một chiếc iPhone bền hơn và mỏng hơn. Như một số nhà thiết kế công nghiệp chỉ ra, bạn có thể thiết kế một chiếc case cứng cáp hơn, rộng hơn, như một vùng đệm tự nhiên cho màn hình, thì Apple, công ty với hàng tỷ USD chi cho việc nghiên cứu vật liệu hàng năm cũng hoàn toàn có thể làm được.

Triết lý thiết kế mới của Apple: tạo ra các sản phẩm dễ bán hơn, không cần dễ dùng hơn - Ảnh 2.

Nhưng cho đến nay, chưa gì trong số những điều này đã xảy ra. Kết cấu dễ cầm nắm hơn sẽ khiến ảnh chụp các sản phẩm của Apple kém long lanh hơn. Nhưng một vấn đề rõ ràng hơn với những chiếc iPhone hiện tại nằm ở độ dầy của chúng. Chúng mỏng hơn các đời trước, nên rõ ràng sẽ không bền bằng các thế hệ trước. Nhưng đây cũng là một ví dụ rõ ràng cho thấy nhu cầu về nỗ lực tiếp thị phải cạnh tranh với khả năng thực tế của sản phẩm như thế nào.

Đôi khi sự ám ảnh về thiết kế này đạt đến mức độ vô lý. Với việc tiết lộ iOS 7 – hệ điều hành đầu tiên do Jony Ive giám sát thiết kế - Apple ngừng sử dụng font chữ Helvetica và bắt đầu sử dụng font chữ Helvetica Neue vì một lý do duy nhất: Helvetica Neue có nét chữ siêu mỏng.

Và khi được sử dụng trên toàn bộ giao diện UI, nó sẽ tạo nên ấn tượng tươi mới hơn so với những phiên bản trước của iOS. Thế nhưng font chữ này đã làm người dùng nổi giận vì thiếu tính rõ ràng trên iOS 7 và Apple lặng lẽ quay lại sử dụng font chữ Helvetica Neue Ultra Light. (Và cuối cùng loại bỏ nó hoàn toàn khi ra mắt font chữ San Francisco.)

Thậm chí trong trường hợp của chiếc iPhone X, người ta còn có thể thấy các thông điệp tiếp thị về phần cứng của Apple còn làm cho phần mềm tệ hơn như thế nào. Được giới thiệu như một bước đi quyết định của Apple hướng tới một smartphone tương lai không nút bấm, chiếc iPhone X đã loại bỏ nút Home truyền thống. Nhưng thay thế cho nó là một loạt các thao tác kỳ quặc, đòi hỏi bạn phải giữ thăng bằng chiếc điện thoại trong tay, vì vậy bạn chỉ còn mỗi ngón cái để vuốt.

Triết lý thiết kế mới của Apple: tạo ra các sản phẩm dễ bán hơn, không cần dễ dùng hơn - Ảnh 3.

Để tới màn hình chính, bạn cần phải giữ điện thoại ở một vị trí gần như có thể rơi bất kỳ lúc nào. Một cử chỉ tốt hơn sẽ trở nên tự nhiên hơn với cách bạn cầm chiếc iPhone trong quá trình sử dụng thông thường, nhưng Apple lại bỏ qua điều đó.

Các chi tiết này nghe có vẻ ngẫu nhiên, nhưng nó lại có ý nghĩa nào đó với Apple, công ty vốn có truyền thống lo lắng đến từng chi tiết hơn bất kỳ hãng nào khác trong lịch sử. Nhưng khi một trong các cử chỉ được sử dụng nhiều nhất trên sản phẩm có lợi nhuận nhiều nhất của bạn trở nên tồi tệ, nó không phải là sự vô ý. Đó là một khuyết tật bẩm sinh.

Chỉ Apple mới có thể giải quyết mớ bòng bong này

Với những người làm trong ngành thiết kế, không có mấy hy vọng rằng Apple sẽ thay đổi. Công ty đã đi từ chỗ là nhà vô địch thế giới về việc dễ sử dụng để trở thành nhà vô địch về đánh bại kỳ vọng của phố Wall.

Khi Apple tạo ra iPhone, họ cũng tìm thấy một thị trường mà mình có thể thống trị hoàn toàn. Đó cũng là lúc Apple đặt lên đó toàn bộ sức nặng của cỗ máy tiếp thị có thể chịu đựng. Và cách làm đó đã tỏ ra hiệu quả. Hiện tại, hơn 80% lứa tuổi teen thích một chiếc iPhone hơn Android. Điều đó cũng có nghĩa là Apple có ít động lực để thay đổi những gì họ đang làm.

Triết lý thiết kế mới của Apple: tạo ra các sản phẩm dễ bán hơn, không cần dễ dùng hơn - Ảnh 4.

Nói một cách công bằng, Apple đã nỗ lực trong việc làm ra một sản phẩm tốt hơn thực sự cho người dùng: các sản phẩm của họ dường như mỏng hơn, hoặc đẹp hơn và hoạt động trơn tru hơn, nhờ vào các công nghệ mới như màn hình cảm ứng hoặc Face ID. Nhưng vấn đề là định nghĩa của họ về công nghệ tốt hơn dường như ở lại quá lâu với những điều đó: mỏng hơn, nhẹ hơn và một số tính năng mới - những từ ngữ tiếp thị hấp dẫn.

Trong khi đó, nếu bạn xem một buổi ra mắt sản phẩm của Apple, bạn sẽ nhận thấy phần lớn thời gian dùng để nói về tốc độ xử lý và các thông số kỹ thuật. Những lời ca ngợi đó chẳng khác gì tiếng vọng lại của những điều từng xảy ra trong kỷ nguyên của những chiếc PC, khi buổi giới thiệu chiếc máy tính mới đều chỉ xoay quanh việc chip chạy nhanh như thế nào. Đã lâu rồi Apple không còn nói về các ý tưởng mới.

Có lẽ không có các công ty nào khác ngoài Apple có thể thay đổi mô hình đó. Nếu chiến lược tiếp thị của họ được làm lại, với góc nhìn tập trung hơn vào người dùng. Điều này sẽ buộc Google, hay Samsung, LG hoặc Huawei phải chạy theo họ.

Không có công ty nào có người dùng của mình cảm xúc đến nỗi thực sự lắng nghe các câu chuyện về việc làm mọi thứ dễ dàng hơn, chứ không chỉ các câu chuyện gây ra sự thích thú khi mua hàng. Nếu Apple bắt đầu kể câu chuyện đó một lần nữa, nó không chỉ thay đổi cách chúng ta nghĩ về công nghệ, mà còn về những hàng hóa mà chúng ta muốn trong cuộc sống. Còn giờ đây, tất cả chỉ là một hy vọng.

Tham khảo Fastcodesign

Nguồn: Genk.vn

 

Similar blogs