Xiaomi và Oppo có thể gặp khó khăn trong việc chuyển chi phí sản xuất tăng cao này sang cho người tiêu dùng, bởi nhu cầu về smartphone đang yếu đi trên toàn cầu.
Các nhà sản xuất điện thoại thông minh ở Trung Quốc, hầu hết hiện đang dựa vào chip nhập khẩu, dự kiến sẽ chứng kiến mức chi phí tăng do các nhà máy đúc chip lớn, bao gồm TSMC và Samsung đang vội vàng tăng giá wafer trong bối cảnh nguồn cung chất bán dẫn suy giảm.
Hơn nữa, theo nhiều nhà phân tích, các thương hiệu sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu của Trung Quốc như Huawei, Xiaomi và Oppo có thể sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển đổi khoản chi phí sản xuất tăng cao này sang cho người tiêu dùng. Lý do bởi nhu cầu trên thị trường toàn cầu đang có dấu hiệu yếu đi.
Việc tăng giá chip theo kế hoạch đã diễn ra trong bối cảnh tình trạng thiếu chất bán dẫn đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn trên toàn cầu, bắt đầu từ tác động của dịch bệnh lên chuỗi cung ứng tới tình trạng tăng trưởng kinh tế toàn cầu không đồng đều. Đồng thời, một phần cũng do các công ty không có khả năng dự báo nhu cầu chính xác trong một loạt lĩnh vực, chẳng hạn như PC, điện thoại, điện tử tiêu dùng và ô tô.
"Nhu cầu thị trường smartphone toàn cầu phục hồi ít hơn dự kiến do Covid-19, tình trạng thiếu chip và chi phí hậu cần tăng cao", Chiu Shih-fang, nhà phân tích chuỗi cung ứng và công nghệ tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan cho biết. "Để tránh làm ảnh hưởng đến sự sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng, [chúng tôi] tin rằng các nhà sản xuất điện thoại thông minh sẽ khó có thể chuyển đổi chi phí chip và hậu cần tăng cao bằng cách tăng giá sản phẩm."
Nicole Peng, Phó chủ tịch phụ trách mảng di động của công ty phân tích Canalys, cho biết các công ty dự kiến sẽ tạm dừng việc bán các sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn, đồng thời tập trung vào các mẫu mới có giá cao hơn để hạn chế tác động của chi phí sản xuất tăng cao.
Dữ liệu từ công ty nghiên cứu Canalys cho thấy các sản phẩm điện tử tiêu dùng, chẳng hạn như smartphone và máy tính cá nhân, đều giảm giá trong quý II năm nay, với tổng lượng xuất xưởng điện thoại thông minh giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái và tổng lượng xuất xưởng PC giảm 3% trong cùng thời gian.
Các nhà sản xuất điện tử tiêu dùng hiện mua vật liệu bán dẫn của họ từ các nhà thiết kế chip. Do đó, giá wafer cao hơn sẽ có ảnh hưởng giảm dần từ các nhà sản xuất đến các nhà thiết kế chip, đến các nhà sản xuất thiết bị điện tử và các nhà phân phối, và về lý thuyết, cuối cùng là đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, chi phí của nội dung bán dẫn trên mỗi thiết bị sẽ khác nhau, đối với các kiểu máy khác nhau.
Trong bối cảnh hiện nay, các nhà sản xuất điện thoại khó có thể đẩy phần chi phí gia tăng sang tay người tiêu dùng.
Trung Quốc là nhà nhập khẩu chất bán dẫn lớn nhất thế giới, chịu trách nhiệm tới 2/3 nhu cầu tiêu thụ chip, với các thương hiệu điện thoại thông minh vẫn phụ thuộc nhiều vào CPU, GPU và chipset nhập khẩu. Do đó, các nhà sản xuất điện tử của nước này đang phải gánh chịu gánh nặng của việc tăng giá bán dẫn.
TSMC, nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ tăng giá bán wafer trung bình lên tới 20% trong quý tới. Một ghi chú nghiên cứu từ Isaiah, trích dẫn các nguồn tin trong ngành, tuyên bố rằng Realtek, NXP, Bitmain, MediaTek, Broadcom, Qualcomm và Apple đều đã được thông báo về sự tăng giá mạnh đang diễn ra.
"Gã khổng lồ" chip Hàn Quốc là Samsung và Key Foundry gần đây đã thông báo với khách hàng rằng họ có kế hoạch tăng giá wafer khoảng 15 đến 20% trong nửa cuối của năm.
Công ty nghiên cứu TrendForce cũng đưa ra dự đoán rằng giá bán dẫn sẽ tiếp tục tăng khi các xưởng đúc cố gắng tối đa hóa lợi nhuận của mình.
Genk
Chuyên viên kinh doanh B2B - Tiếng Trung Quốc
Công Ty TNHH Korea Rental Vina
Location: Hà Nội
Salary: 20 Mil - 25 Mil VND