Bic Camera ở khu Yurakucho, Tokyo là một trong những cửa hàng điện tử lớn và nổi tiếng. Trên thực tế, tại đây bạn có thể mua từ các thiết bị gia dụng khác nhau cho tới nhu yếu phẩm hàng ngày như mỹ phẩm, rượu bia... Tuy nhiên, khu vực bày bán TV tại đây có thể cho bạn thấy phần nào sự khác biệt và đặc trưng riêng trong cung cách kinh doanh và tiêu dùng của người Nhật.
Bic Camera nằm trong khu thương mại Yurakucho sầm uất ở khu phố cổ Tokyo.
Trên thực tế, các khu vực trưng bày TV có kích thước nhỏ, với cách bài trí rất gọn gàng. Không giống như ở Việt Nam, tại đây TV hiếm khi có kích thước hơn 65 inch, được đặt trên những chiếc tủ có thiết kế riêng. Những thiết bị điện tử gia dụng này được bày biện trông như các món hàng hóa đơn giản khác, cho người tiêu dùng lựa chọn chứ không mang dáng dấp của một sản phẩm cao cấp hay quá mức sang trọng.
Một loạt nhãn hiệu TV OLED được đặt cạnh nhau.
Một điểm khác biệt nữa là ở trong khu vực trưng bày TV OLED này, một loạt các sản phẩm của nhiều thương hiệu được đặt cạnh nhau, trên cùng một dãy kệ. Điều này khiến cho người mua hàng có thể theo dõi và so sánh chúng, theo chiều ngang, để nhanh chóng nhận ra sự khác biệt về chất lượng hình ảnh giữa các sản phẩm dù họ không có nhiều kiến thức. Trong khi đó ở nhiều nơi khác, các TV rất hiếm khi được so sánh cùng cấp bậc và trực quan như thế này.
Khu vực trưng bày TV của hãng Sharp, với thương hiệu Aquos.
Khu vực showroom của Toshiba, với thương hiệu Regza.
Loạt TV của Sony.
Sony trình diễn công nghệ tích hợp loa vào màn hình.
Trong khu vực trưng bày của Sony, có một TV OLED được đặt nằm ngửa mặt lên. Trên màn hình đặt ba khay nhỏ, chứa những hạt gạo nhỏ bên trong. Đây là phần trình diễn công nghệ tích hợp loa vào màn hình. Không cần bất cứ lời giới thiệu nào, người xem có thể tận mắt chứng kiến và trải nghiệm công nghệ một cách sống động, cũng cực kỳ đơn giản.
Showroom của Panasonic.
Nếu để ý những hình ảnh trên, bạn có thể nhận thấy hầu hết đều là các khu vực trưng bày của những sản phẩm, thương hiệu Nhật Bản. Hiếm có các mẫu TV thương hiệu Mỹ, Hàn hay Trung Quốc hiện diện tại đây. Có người nói rằng người Nhật rất ưa chuộng các sản phẩm nội địa, nhưng có ý kiến cho rằng chính cách ủng hộ, hỗ trợ của các nhà sản xuất cũng như giới kinh doanh tại Nhật Bản đã thúc đẩy sự ưa chuộng và niềm tin vào chất lượng của các sản phẩm quốc nội này. Bởi rõ ràng, nếu so sánh về cấu hình hay mức giá, một số mẫu TV của Samsung, LG hay Trung Quốc có thể đánh bật các sản phẩm ở trên khỏi kệ hàng. Nhưng người Nhật đã làm mọi cách để không cho điều đó xảy ra.
Điều khiển từ xa cho TV của Hisense, Trung Quốc
Tất nhiên, vẫn có chỗ đứng riêng cho một số thương hiệu nước ngoài. Trên ảnh là những chiếc điều khiển từ xa của thương hiệu Hisense, Trung Quốc. Tuy nhiên, các sản phẩm này đã được thiết kế để dành riêng cho thị trường Nhật Bản với hệ thống nút bấm và các chức năng phức tạp hơn. Người tiêu dùng ở Nhật ưa chuông một thiết bị điều khiển đa năng và tiện dụng, với các phím tắt có thể cho phép truy cập nhanh vào các nền tảng như YouTube hay Netflix nhanh chóng.
TV màn hình nhỏ cũng rất được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng.
Trong khi xu hướng sản xuất và tiêu dùng TV trên thế giới đang phát triển theo hướng to hơn, rộng hơn thì ở Nhật Bản, các loại TV cỡ nhỏ vẫn có chỗ đứng vững chắc. Điều này liên quan nhiều tới thói quen sinh hoạt cũng như môi trường sống vốn khá chật hẹp trong các đô thị. Ở các cửa hàng bán TV, bạn có thể thấy rất nhiều mẫu TV có kích thước chỉ 24 inch.
Ngoài ra, một sản phẩm phụ trợ cũng bán rất chạy khác là các loại kệ TV. Không chỉ có một số mẫu mã đơn giản, các loại kệ TV ở Nhật rất đa dạng cả về kích thước lẫn thiết kế. Người dùng có thể lắp đặt sao cho chiếc TV của mình xoay, nâng, hạ với những góc đặc biệt.
Có thể thấy rằng các thương hiệu TV Nhật Bản vẫn còn rất phổ biến và có sức sống, không bị làn sóng sản phẩm nhập ngoại lấn ất. Một phần nhờ vào các chính sách của chính phủ, bên cạnh cách gây dựng thương hiệu của nhà sản xuất cũng như tinh thần yêu thích hàng nội địa của người dân Nhật. Với một hậu phương vững chắc như thế này, các thương hiệu như Sharp hay Toshiba dù đã không còn vinh quang trong quá khứ, vẫn có thể tự hào và đủ tiềm lực để làm lại và trở mình một lần nữa trong tương lai.
Tham khảo iFeng
Nguồn: Genk.vn
Kỹ sư Công nghệ thông tin (làm việc tại Nhật Bản)
Công ty TNHH Knowledge Edge (Việt Nam)
Location: Hồ Chí Minh
Salary: 1,500 - 1,800 USD