Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

10 kỹ năng công nghệ giúp bạn tăng lương gấp 10 lần

10 kỹ năng công nghệ giúp bạn tăng lương gấp 10 lần

Đây quả là một thời điểm tuyệt vời để trở thành chuyên gia công nghệ, vì tìm được việc làm lương cao đã trở nên dễ dàng hơn. Nhưng nói đi thì phải nói lại, dev nhà ta cũng khó lòng đáp ứng được những kỹ năng cao cấp mà nhà tuyển dụng cần đến.

Trang web tìm việc Dice.com vừa công bố khảo sát lương năm 2016. Kết quả thu được từ hơn 16 nghìn chuyên gia IT vào cuối năm 2015 đã chỉ ra lương bổng trung bình với nhân sự có sở hữu kỹ năng đang “hot”.

Hiên nhiên, chỉ kỹ năng thôi vẫn chưa đủ có lương cao, ta cần kinh nghiệm nữa.

10. Puppet
Founder của Puppet Labs, CEO Luke Kanies.

Puppet là phần mềm IT automation từ Puppet Labs, một trong số ít những công ty trẻ nhảy vào xu hướng công nghệ lớn, mới lạ, mang tên “DevOps”. DevOps là chỉ khi developers tạo phần mềm (“dev”) và các team chịu trách nhiệm deploy phần mền đó (“ops”) sử dụng một số kỹ thuật nhất định để deploy công nghệ thật nhanh, ngay khi được released.

9. MapReduce

Doug Cutting, tạo ra Hadoop từ hồi còn làm ở Yahoo, hiện đang làm việc tại Cloudera.

MapReduce là framework lập trình được dùng để phân tích và đúc kết từ dữ liệu. Công cụ thường đi kèm với Hadoop, hệ thống lưu trữ dữ liệu trên các server chi phí thấp.

8. Pig

Pig là một kỹ năng “nóng bỏng” khác liên quan đến Hadoop. Đây là ngôn ngữ lập trình cho phép bạn rút thông tin từ Hadoop, tìm lời giải cho các thắc mắc, và sử dụng data hiệu quả hơn.

7. Chef

Chef CEO Barry Crist

Chef là phần mềm IT automation theo khuynh hướng DevOps đã được nhắc đến ở trên. Chef đang cạnh tranh với Puppet.

6. CloudStack

Điện toán đám mây vẫn còn giữ vững độ hot của mình, các hệ thống đám mây mọc lên như nấm, đấu đá nhau loạn xạ, và người dùng đang hưởng lợi nhiều nhất. Một số hệ thống thì miễn phí và nguồn mở, nhưng đa phần vẫn là những hệ thống với mục đích thương mại, kèm theo lợi nhuận chéo từ phần mềm và trang thiết bị chuyên dụng cho thuật toán đám mây.

5. OpenStack

Hệ điều hành điện toán đám mây nguồn mở và miễn phí. Nhiều nhà cung cấp đang hỗ trợ và bán nhiều phiên bản thương mại khác nhau của OpenStack, có thể kể đếm IBM, HP, Red Hat, Ubuntu,…

4. PaaS

Scott Guthrie, người chịu trách nhiệm giám sát Microsoft Azure và các công cụ lập trình khác.

PaaS là “platform as a service”, ám chỉ hệ thống đám mây cho phép lập trình viên xây dựng toàn bộ ứng dụng và host những ứng dụng này lên cloud. Azure của Microsoft là ví dụ rõ ràng nhất.

3. Cloudera

Cloudera CEO Tom Reilly.

Cloudera Cloudera là bản sao thương mại của Hadoop. Tuy Hadoop là miễn phí và nguồn mở, nhưng phiên bản Hadoop miễn phí lại rất khó sử dụng. Bởi vậy, nhiều công ty đã nhảy vào thương mại hóa môi trường này sao cho thật thân thiện để cạnh tranh với Hadoop, và Cloudera là một trong những project nổi tiếng nhất.

2. Cassandra

Cassandra là database “noSQL” miễn phí và nguồn mở, có thể xử lý và lưu trữ nhiều kiểu và kích thước dữ liệu khác nhau. Database này càng ngày càng quang trọng cho các ứng dụng mobile và cloud. Netflix, Apple và nhiều công ty khác hiện đang sử dụng Cassandra đễ lưu trữ dữ liệu của mình (khối dữ liệu của Apple lên đến 10 petabyte).

1. HANA

HANA là database của SAP, là một thành phần trong làn sóng database mới, có tên gọi in-memory database. Kiểu database này hoàn toàn chạy trong bộ nhớ của máy tính chứ không phải trên storage disk. Bới vậy, chúng hoàn toàn có thể xử lý lượng lớn dữ liệu gần như ngay lập tức.

Nguồn: Techtalk.vn

Bài viết tương tự

Bài viết nổi bật

Công việc liên quan