Thường thì các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh đều bắt đầu "dở chứng" chỉ sau hơn nửa năm sử dụng. Đa phần người dùng sẽ đổ lỗi do thiết bị kém chất lượng, tuy nhiên sự thật chúng ta mới là người có lỗi đầu tiên. Bạn có thắc mắc tại sao pin sạc điện thoại của mình cứ chai đều đều dù cho việc làm duy nhất của bản thân chỉ là cắm sạc? Cùng khám phá lý do tại sao nhé!
1. Bạn luôn để bộ sạc trong ổ cắm điện
Đây là thói quen mà rất nhiều người thường mắc phải khi luôn để bộ sạc trong ổ cắm điện. Bởi dù không kết nối với thiết bị nhưng vẫn có một dòng điện nhỏ chạy qua bộ sạc khiến chúng vừa nhanh hỏng lại khiến bạn có thể tiêu tốn khoảng 200 nghìn đồng/năm. Bên cạnh đó, một dòng điện áp có thể tích tụ từ từ gây bắt lửa những vật dễ cháy hoặc làm chập điện máy biến áp dẫn đến hỏa hoạn.
2. Bạn luôn sạc pin đến 100%
Nếu bạn luôn sạc pin điện thoại đến 100% thì sẽ rút ngắn tuổi thọ của máy kha khá đấy. Bởi mỗi pin đều có một chu kỳ sạc nhất định và nếu bạn luôn sạc đến 100% thì sẽ rút ngắn số chu kỳ. Nguyên tắc chung đảm bảo ngưỡng an toàn là luôn giữ pin ở ngưỡng 20-80%.
3. Chơi tẹt ga đến 0% rồi mới sạc
Đây là suy nghĩ vô cùng sai lầm! Thật vô cùng hại pin nếu bạn để nó đến 0% rồi mới bắt đầu sạc lại. Bởi như trên thì pin điện thoại luôn có số chu kỳ nhất định. Vậy nên nếu để pin chết thì bạn sẽ càng phá hủy tuổi thọ sạc pin điện thoại.
4. Để sạc pin qua đêm
Trung bình 1 đêm người lớn thường ngủ 8 tiếng và cũng là khoảng thời gian mà pin sẽ sạc đi sạc lại rất nhiều chu kỳ. Theo lý thuyết như trên thì việc này sẽ làm giảm chu kỳ cho phép của sạc pin và phá hủy điện thoại của bạn nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc sạc pin qua đêm còn làm nóng máy gây ảnh hưởng đến các thiết bị bên trong.
5. Vừa dùng vừa sạc điện thoại
Bạn không nên vừa dùng vừa sạc điện thoại vì pin sẽ phải cùng lúc làm 2 nhiệm vụ là vừa hoạt động vừa làm đầy năng lượng dẫn đến tình trạng quá tải. Nếu có cuộc gọi, bạn có thể rút phích sạc ra, nghe máy xong thì cắm vào là cách giải quyết hiệu quả nhất.
6. Sạc pin điện thoại khi ở ngưỡng trên 20%
Theo lý thuyết đã nói ở trên, việc liên tục sạc pin phá hủy rất nhanh chu kỳ sống của pin. Vậy nên hãy để khi nào thực sự cần thì chúng ta hãy sạc pin. Ngưỡng tốt nhất để bắt đầu tiến hành sạc là dưới 20% và trên ít nhất 5%.
7. Sạc pin nhưng vẫn để ốp
Một trong những kẻ thù lớn nhất của pin chính là nhiệt. Pin càng nóng thì tuổi thọ càng nhanh giảm. Vậy nên khi sạc pin mà vẫn giữ lại ốp khiến cho điện thoại của bạn không có chỗ thoát khí khiến điện thoại càng nhanh nóng hơn. Vậy nên khi sạc pin nhớ tháo ốp ra nhé!
8. Bạn sử dụng bộ sạc chung và các bộ sạc có giá thành rẻ
Mỗi điện thoại đều có 1 bộ sạc tương thích vậy nên đừng cố gắng thay bằng một thương hiệu khác hay một củ sạc giá rẻ nào đó. Nếu bạn không sử dụng bộ sạc phù hợp thì năng lượng truyền vào pin trong lúc sạc có thể quá ít hoặc quá nhiều. Điều này dẫn đến việc pin nhanh nóng hoặc sạc mãi vẫn không đầy pin.
Bộ sạc tốt nhất cho điện thoại là thứ bạn nhận được khi mua kèm điện thoại. Nếu làm mất thì hãy đến nơi mua điện thoại hoặc chắc chắn loại sạc bạn mới mua giống mô hình hoặc có mã tương thích với điện thoại đang dùng.
9. Sử dụng ứng dụng kiểm soát việc sạc pin không đúng cách
Các ứng dụng kiểm soát việc sạc pin vừa miễn phí lại có thể giúp bạn theo dõi điện thoại. Tuy nhiên hãy chắc rằng bạn mua ứng dụng chính hãng hoặc có tác dụng hiệu quả. Các ứng dụng được phát triển bởi các nguồn không xác định hoặc không qua kiểm duyệt của công ty sản xuất điện thoại có thể không tương thích với tình trạng pin và khiến quá trình đánh giá pin của bạn bị ảnh hưởng.
Vậy nên trước khi sử dụng một ứng dụng điện thoại nào đó hãy xác minh nguồn xem có đáng tin cậy và phù hợp với máy của bạn không. Đừng ham rẻ mà khiến điện thoại càng ngày càng thêm hỏng nhé!
10. Sạc pin từ laptop
Nhiều loại máy tính xách tay cho phép người dùng sạc pin từ cục nguồn. Tuy nhiên, việc sạc pin này thường lâu hơn so với ổ cắm thông thường và không kích hoạt được nút tùy chọn sạc pin nhanh. Vậy nên nếu muốn sạc pin vừa nhanh vừa an toàn thì hãy cắm sạc vào ổ điện thông thường.
Nguồn: Genk.vn