Bài viết được dịch từ blog của Paul Graham
Một trong những điều tôi luôn nói với các startup là về một nguyên tắc tôi đã học được từ Paul Buchheit: sẽ tốt hơn khi làm cho một ít người thực sự hạnh phúc hơn là làm cho rất nhiều người hạnh phúc nửa vời. Gần đây tôi đã nói với một phóng viên rằng nếu tôi chỉ có thể đưa ra 10 lời khuyên cho các startup, thì nguyên tắc trên sẽ là một trong số chúng. Sau đó, tôi lại nghĩ: vậy thì 9 lời khuyên còn lại là gì nhỉ?
Khi tôi ngồi xuống để viết ra danh sách những nguyên tắc này thì hóa ra có tới 13 cái.
1. Chọn đồng sáng lập (cofounder) tốt
Các đồng sáng lập (cofounder) của một startup giống như vị trí của một bất động sản vậy. Bạn có thể thay đổi bất cứ điều gì về một ngôi nhà ngoại trừ vị trí nó đang tọa lạc. Trong một startup, bạn có thể thay đổi ý tưởng của mình một cách dễ dàng, nhưng việc thay đổi các đồng sáng lập của bạn là điều rất khó. Và sự thành công của một startup gần như luôn là một hàm số của những người sáng lập ra nó.
2. Hãy nhanh chóng cho ra mắt sản phẩm/dịch vụ của bạn
Lý do để nhanh chóng ra mắt không phải là để sản phẩm của bạn ra thị trường sớm, mà bởi vì bạn vẫn chưa thực sự bắt đầu làm việc trên nó cho đến khi bạn ra mắt sản phẩm/dịch vụ của mình. Việc cho ra mắt này dạy bạn những thứ bạn cần phải xây dựng. Cho đến khi bạn biết rằng bạn đang lãng phí thời gian của chính mình. Vì vậy, giá trị chính của bất cứ thứ gì mà bạn cho ra mắt là một cái cớ để gắn kết với người sử dụng.
3. Hãy để ý tưởng của bạn phát triển
Đây là nửa thứ hai của việc ra mắt sản phẩm/dịch vụ nhanh chóng. Ra mắt nhanh chóng và lặp lại. Sẽ là một sai lầm lớn nếu xem một startup như thể nó chỉ đơn thuần là vấn đề thực thi một số ý tưởng tuyệt vời ban đầu nào đó. Như trong một bài luận, hầu hết các ý tưởng xuất hiện trong khi bạn thực hiện nó.
4. Hiểu người dùng của bạn
Bạn có thể hình dung ra sự giàu có được tạo ra bởi một startup như một hình chữ nhật, nơi một bên là số lượng người dùng và bên kia là khả năng bạn cải thiện được cuộc sống của họ lên bao nhiêu. Vế thứ hai là một trong những thứ bạn phải kiểm soát nhiều nhất. Và quả thực, sự tăng trưởng của vế đầu tiên sẽ được quyết định bởi việc bạn làm vế thứ hai tốt như thế nào. Như trong khoa học, phần khó nhất không phải là trả lời câu hỏi mà là đặt câu hỏi; phần khó nhất khi làm startup là nhìn thấy một cái gì đó mới mà người dùng đang thiếu. Bạn càng hiểu khách hàng thì bạn càng thực hiện điều đó tốt hơn. Đó là lý do tại sao rất nhiều startup thành công thường làm một cái gì đó mà những người sáng lập cần.
5. Làm cho một số ít người dùng yêu bạn hơn là có nhiều người dùng vừa yêu vừa ghét
Lý tưởng nhất là bạn muốn tạo ra một số lượng lớn người dùng yêu bạn, nhưng bạn không thể mong đợi đạt được điều đó ngay lập tức. Ban đầu bạn phải lựa chọn giữa việc đáp ứng tất cả các nhu cầu của một tập hợp con của người dùng tiềm năng, hoặc đáp ứng một tập hợp con của các nhu cầu của tất cả người dùng tiềm năng. Hãy chọn phương án đầu tiên. Việc mở rộng số lượng người dùng dễ dàng hơn so với làm tăng sự hài lòng. Và có lẽ quan trọng hơn, đó là sẽ khó hơn để lừa dối chính mình. Nếu bạn nghĩ rằng mình đã đi được 85% trên con đường để tạo ra một sản phẩm tuyệt vời, làm thế nào để bạn biết đó không phải là 70%? Hoặc 10%? Trong khi đó, thật dễ dàng để biết có bao nhiêu người sử dụng mà bạn đang có.
6. Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt đến mức đáng ngạc nhiên
Khách hàng thường bị đối xử thiếu chu đáo. Hầu hết các công ty mà họ sử dụng dịch vụ gần như là độc quyền đi kèm với một dịch vụ chăm sóc khách hàng tồi tệ. Những ý tưởng của bạn có thể vô tình bị hạ thấp bởi những trải nghiệm như vậy. Hãy cố gắng làm cho dịch vụ khách hàng của bạn không chỉ đơn thuần tốt, mà phải là tốt một cách đáng ngạc nhiên. Hãy bước ra khỏi con đường của bạn để làm cho mọi người hạnh phúc. Họ sẽ bị quá tải; bạn sẽ thấy điều đó. Trong những giai đoạn sớm nhất của một startup, hãy nâng dịch vụ khách hàng lên một mức mà không thể tốt hơn được nữa, bởi vì đó là một cách để tìm hiểu về người dùng của bạn.
7. Bạn thường tập trung làm những thứ bạn đo đếm
Tôi đã học được điều này từ Joe Kraus. Việc đơn thuần đo đếm một thứ gì đó có một xu hướng kỳ lạ để cải thiện nó. Nếu bạn muốn làm tăng số lượng người dùng, hãy dán một mảnh giấy lớn lên tường và mỗi ngày cứ đo đếm số lượng người dùng. Bạn sẽ cảm thấy vui sướng khi số lượng người dùng tăng lên và thất vọng khi nó giảm xuống. Không lâu sau, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy điều gì làm cho con số này tăng lên, và bạn sẽ bắt đầu tập trung vào những thứ đó. Hệ lụy: hãy cẩn thận với những gì bạn đo lường.
8. Chi tiêu tiết kiệm
Tôi không thể nhấn mạnh đủ về tầm quan trọng của nó cho một startup. Hầu hết các startup thất bại trước khi họ làm ra một cái gì đó mà người dùng muốn, và hình thức phổ biến nhất của thất bại là hết tiền. Vì vậy, chi tiêu tiết kiệm thì (gần như) hoán đổi cho nhau với việc lặp lại nhanh chóng. Tuy nhiên, nó còn nhiều hơn thế. Một nền văn hóa tiết kiệm giữ cho công ty được khỏe mạnh, cũng giống như việc tập thể dục giúp cho người ta trẻ lâu vậy.
9. Ramen Profitable
“Ramen profitable” có nghĩa là một công ty khởi nghiệp sẽ kiếm đủ tiền để chi trả chi phí sinh hoạt cho những người sáng lập. Nó không phải là nguyên mẫu cho các mô hình kinh doanh (mặc dù điều đó có thể được), quan trọng hơn cả đối với một startup trong việc kiếm được tiền chi trả cho chi phí sinh hoạt của những người sáng lập: đó chính là cách để phá vỡ rào cản trong quá trình đầu tư. Một khi bạn vượt qua giai đoạn ramen profitable, nó hoàn toàn thay đổi mối quan hệ của bạn với các nhà đầu tư. Và điều này sẽ khích lệ tinh thần của bạn.
10. Tránh những vấn đề gây sao lãng
Không có gì giết chết các startup nhanh như sự sao lãng. Kiểu tồi tệ nhất chính là những thứ trả tiền cho bạn: những công việc hàng ngày, tư vấn, các dự án phụ sinh lợi nhuận. Startup có thể có tiềm năng lâu dài hơn, nhưng bạn sẽ luôn bị ngắt quãng làm việc trên nó để trả lời các cuộc gọi từ những người trả tiền cho bạn ngay lúc này. Nghịch lý thay, việc gọi vốn cũng là một hình thức sao lãng, cũng nên cố gắng hạn chế tối đa.
11. Đừng để mất tinh thần
Mặc dù nguyên nhân trực tiếp gây nên cái chết của một startup thường là do hết tiền, nhưng nguyên nhân gián tiếp thường là do thiếu tập trung. Hoặc là công ty đó được điều hành bởi một thằng ngốc (nếu vậy thì không thể chữa được nhờ lời khuyên này) hoặc người rất thông minh nhưng lại bị mất tinh thần. Việc bắt đầu xây dựng một startup cần một tinh thần rất lớn. Hãy hiểu rõ điều này và thực hiện một nỗ lực có ý thức để không bị xuống tinh thần, cũng giống như bạn muốn nâng được một vật nặng thì cần phải nhún đầu gối xuống phải không nào.
12. Đừng bỏ cuộc
Thậm chí nếu bạn bị mất tinh thần, thì cũng đừng bỏ cuộc. Bạn có thể thấy ngạc nhiên bằng cách chỉ cần không bỏ cuộc. Điều này không đúng trong mọi lĩnh vực. Có rất nhiều người không thể trở thành một nhà toán học giỏi cho dù họ có kiên trì bao lâu đi chăng nữa. Nhưng các startup thì không giống như vậy. Chỉ cần nỗ lực tối đa là đủ, miễn là giữ cho ý tưởng của bạn thay đổi phù hợp.
13. Các giao dịch thất bại
Một trong những điều hữu ích nhất mà chúng tôi có thể học được từ công ty cũ của mình Viaweb là không nên hy vọng quá nhiều. Chúng tôi đã có gần 20 giao dịch thất bại. Sau khoảng 10 giao dịch đầu tiên chúng tôi đã học được cách coi các giao dịch như phần mở đầu của một quá trình và chúng tôi lờ nó đi cho đến khi nó thực sự kết thúc. Thật nguy hiểm khi tinh thần làm việc của chúng ta phụ thuộc vào những giao dịch kết thúc, không chỉ bởi vì chúng không thường xuyên như vậy, mà bởi vì nó làm cho chúng ít có khả năng kết thúc.
Sau khi viết ra được 13 nguyên tắc này, tôi tự hỏi bản thân mình rằng nếu chỉ được giữ lại một nguyên tắc thì tôi sẽ chọn cái nào.
Hiểu người dùng của bạn. Đó là chìa khóa để thành công. Nhiệm vụ quan trọng trong một startup là để tạo ra tài sản; kích thước của tài sản đó phụ thuộc vào việc bạn cải thiện cuộc sống của người dùng lên được bao nhiêu; và phần khó nhất trong đó là biết phải làm gì cho họ. Một khi bạn đã biết phải làm gì, thì chỉ cần nỗ lực để thực hiện nó, và hầu hết các coder giỏi đều có thể làm được điều đó.
Việc hiểu người dùng của bạn chiếm một nửa trong số các nguyên tắc ở danh sách trên. Lý do để ra mắt sản phẩm/dịch vụ sớm là để hiểu người dùng của bạn. Phát triển ý tưởng của bạn là hiện thân của sự hiểu biết người dùng. Việc hiểu người dùng của bạn cũng sẽ có xu hướng đẩy bạn hướng tới làm một cái gì đó khiến cho một ít người dùng cảm thấy cực kỳ hạnh phúc. Lý do quan trọng nhất để có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt đáng ngạc nhiên là nó sẽ giúp bạn hiểu người dùng của mình. Và việc hiểu người dùng của bạn thậm chí sẽ đảm bảo tinh thần của bạn, bởi vì khi mọi thứ khác trở nên sụp đổ xung quanh bạn, chỉ cần có 10 người dùng yêu bạn sẽ là động lực giữ cho bạn tiếp tục tiến về phía trước.
Các bài viết liên quan:
- Chứng tự yêu mình của Paul Graham
- Làm thế nào để khởi nghiệp mà không phá hủy cuộc sống của bạn?
- Bí quyết khởi nghiệp thành công từ nhà sáng lập gốc Việt của Linked Senior
- Họ đã khởi đầu như thế nào – 40 Bức ảnh về thuở ban đầu của các gã khổng lồ công nghệ
- Điểm yếu của các bạn trẻ khởi nghiệp tại Việt Nam là tiếng Anh
Về tác giả bài viết:
Paul Graham là một lập trình viên, writer, và nhà đầu tư. Vào năm 1995, ông và Robert Morris tạo ra Viaweb, đó là công ty dịch vụ phần mềm đầu tiên. Viaweb sau đó được Yahoo mua lại vào năm 1998, sau đó trở thành Yahoo Store. Vào năm 2001 thì ông bắt đầu xuất bản các tiểu luận trên trang web paulgraham.com, đến năm 2014 thì trang web này đã nhận được 12 triệu lượt ghé thăm. Vào năm 2005, ông cùng Jessica Livingston, Robert Morris, và Trevor Blackwell thành lập nên Y Combinator, đó là quỹ khởi nghiệp kiểu mới đầu tiên trên thế giới. Kể từ năm 2005 quỹ Y Combinator đã cấp vốn cho trên 800 startup, bao gồm Dropbox, Airbnb, Stripe, và Reddit.