Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

3 thắc mắc dấy lên sau sự kiện ra mắt Pixel 2 của Google

3 thắc mắc dấy lên sau sự kiện ra mắt Pixel 2 của Google

#madebygoogle - hashtag mà Google vẫn tự hào

Năm 2017, vẫn có hãng điện thoại sản xuất flagship độc quyền cho một nhà mạng duy nhất?

Hiển nhiên Google đã không học được gì từ Apple, ngoài việc “đá xoáy” Táo Khuyết về việc loại bỏ cổng tai nghe 3.5mm để rồi 1 năm sau thực hiện điều tương tự trên flagship của mình. 9 năm trước, khi Apple lần đầu ra mắt iPhone, thiết bị đã chỉ dành riêng cho người dùng nhà mạng AT&T. Tuy nhiên, thời gian trôi qua và sau đó iPhone đã du nhập vào các nhà mạng khác như Verizon, cuối cùng là toàn bộ các nhà mạng lớn tại Mỹ.

Thế nhưng, Apple hoàn toàn có lý do giải thích cho sự độc quyền của AT&T: tại thời điểm đó, hợp đồng độc quyền với AT&T là không thể tránh khỏi. Sau khi hợp tác sản xuất iPhone với Cingular Wireless (giờ đây trực thuộc AT&T), Apple muốn tách ra để tự mình phát triển phần cứng cũng như phần mềm cho iPhone. Hai bên đã ký kết một hợp đồng cho phép Apple làm điều mình muốn đổi lại 4 năm độc quyền iPhone trên đất Mỹ dành cho AT&T. Hợp đồng này kết thúc vào năm 2011.

Vậy nhưng "độc quyền" trong trường hợp Google không có nghĩa như vậy. Pixel 2 do Verizon bán ra vẫn sẽ hoạt động với SIM từ các nhà mạng khác. Chẳng vậy mà T-Mobile đã cho quảng cáo “Google phone” trên xe tải của mình ở đường phố ngoài nơi sự kiện.

"Khai phóng sức mạnh của Pixel - Không cần đến Verizon"

“Độc quyền” ở đây chỉ đơn thuần là nhà mạng bán ra thiết bị. Người dùng chỉ có thể mua Pixel 2 tại cửa hàng của Verizon hoặc mua một phiên bản mở khóa trực tiếp từ Google. Có lẽ Verizon cần xem lại khái niệm “độc quyền” mình gắn cho Pixel 2.

Pixelbook - Ai sẽ bỏ ra 1000 USD mua một laptop không chạy Windows cũng chẳng chạy MacOS?

Chiếc Pixelbook đã có một màn ra mắt thực sự ấn tượng. Hàng loạt tính năng nổi trội như: màn hình QHD, sạc nhanh, thiết kế siêu mỏng, màn hình gập để trở thành máy tính bảng, Instant Tethering... và không nghi ngờ gì việc một reviewer công nghệ sẵn sàng bỏ ra số tiền tương đương 23 triệu đồng để sở hữu và trải nghiệm những gì tinh túy nhất của Người khổng lồ Mỹ.

 

Nhưng phần đông dân số thế giới cũng như đối tượng khách hàng Google thực sự nhắm vào không phải các nhà đánh giá công nghệ chuyên môn, vậy câu hỏi đặt ra là: Ai sẽ mua một chiếc laptop không chạy Windows có giá 1000 USD? Người viết không đưa ra đánh giá chủ quan về chất lượng của flagship laptop từ Google, tuy nhiên người dùng phổ thông nhiều khả năng sẽ khó lòng chấp nhận trả 1000 USD để mua một máy tính chạy Chrome OS và không thể sử dụng Microsoft Office cũng như Adobe Photoshop.

Nếu đang là người sử dụng Android và Chrome, thiết bị tỏ ra sẽ hỗ trợ tuyệt vời, đem lại trải nghiệm liền mạch xuất sắc cho người dùng. Thậm chí còn có chức năng Instant Tethering cho phép Pixelbook tự động lấy dữ liệu di động trên Pixel phone nếu không có tín hiệu Wi-Fi. Nhưng nếu chỉ có vậy, mức giá 1000 USD đã gián tiếp đưa Pixelbook lên cùng phân khúc, trực tiếp cạnh tranh với MacBook từ Apple và có lẽ đối đầu với “tượng đài” MacBook ngay lúc này chưa phải là ý kiến hay với Người khổng lồ tìm kiếm.

 

Pixel 2 và Pixel 2 XL có chức năng hoàn toàn tương đương - tại sao giá thành lại chênh nhau nhiều đến vậy?

"Chúng tôi không để dành chức năng tuyệt vời hơn cho phiên bản to hơn" - Nhưng lại ra mức giá đắt hơn tận 200 USD

Trong buổi ra mắt, Google đã một pha chọc cười cả khán phòng khi “mượn gió bẻ măng” nói về Apple: Pixel 2 và Pixel 2 XL có chức năng giống hệt nhau và chúng tôi không để dành chức năng tuyệt vời hơn cho thiết bị to hơn”. Và điều đó là hoàn toàn chính xác, ngoài màn hình và viên pin lớn hơn, Pixel 2 và Pixel 2 XL không có quá nhiều khác biệt.

Thế nhưng, khác biệt lớn nhất giữa hai thiết bị lại là khoảng cách về giá. Rõ ràng, một màn hình lớn hơn cộng với viền mỏng hơn sẽ gia tăng chi phí sản xuất, và hiển nhiên nhà sản xuất cần đưa ra mức giá cuối cùng cao để bù lỗ. Nhưng Pixel 2 XL lại có giá cao hơn Pixel 2 đến tận 200 USD (tương đương hơn 4,5 triệu đồng). Nhìn lại đối thủ Táo Khuyết trước đó bị chê cười: Chiếc iPhone 8 và iPhone 8 Plus phiên bản 64 GB chỉ cách nhau 100 USD về giá, và với 100 USD đó người dùng nhận được một màn hình lớn hơn, một camera xuất sắc hơn và hiển nhiên là thời lượng pin tuyệt vời hơn.

Và nếu mọi tinh hoa công nghệ của Google đã được tích hợp lên cả hai phiên bản Pixel 2 rồi, vậy thì 200 USD đó đi đâu? Từ góc nhìn của người viết, Apple có thể là người đã chơi con bài marketing ép người dùng phải mua phiên bản Plus của iPhone để tận hưởng trọn vẹn công nghệ, nhưng rõ ràng 100 USD bỏ ra mua iPhone Plus xứng đáng hơn 200 USD bỏ ra chỉ cho một màn hình lớn hơn trên Pixel 2 XL.

Công Minh (theo TNW)

Nguồn: Ictnews.vn

Bài viết tương tự