Các nhà khoa học tại Đại học Manchester, dẫn đầu bởi giáo sư Ross D.King, đã tạo ra một thiết bị điện toán dựa trên các phần tử DNA. Chúng ta biết rằng, DNA là đoạn mã giúp tái tạo lại sự sống nên nó đủ khả năng thực hiện nhiều công việc khác.
Cấu trúc bộ bốn của DNA (C-G-A-T) có thể mã hóa lượng thông tin khổng lồ, như cơ chế tấn công những vật thể lạ trong máu của bạch cầu hoặc quy định màu tóc, da. Vì thế, theo lý thuyết, chúng đủ khả năng xử lý khối lượng lớn dữ liệu.
Máy tính hiện nay tích hợp một số bộ vi xử lý theo cách thức hoạt động tương tự. Và nếu sử dụng các phần tử DNA có thể tăng khả năng tính toán lên rất nhiều, dường như là không bị giới hạn. Máy tính lượng tử đang trong thời kỳ sơ khai cũng có thể thực hiện đa tác vụ đồng thời nhưng cần những thiết lập cài đặt cụ thể. Điều đó phần nào giới hạn khả năng của hệ thống này. Nhưng máy tính DNA không gặp phải hạn như vậy.
***Việc làm hot dành cho lập trình viên .NET - Lương lên đến 30TR VND
Các phần tử DNA dùng 4 bốn loại nucleobase chứa nitơ là cytosine (C), guanine (G) và adenine (A) để mã hóa.
“Hãy tưởng tượng một máy tính đang giải bài toán cách tìm đường trong mê cung và đứng trước việc phải lựa chọn, một con đường bên trái và một bên phải. Máy tính điện tử cần đi theo từng lựa chọn để tìm ra đáp án. Nhưng máy tính mới của chúng tôi không phải đưa ra lựa chọn nào mà sẽ tự tái tạo chúng rồi lần theo cả hai con đường cùng lúc. Do đó, việc tìm câu trả lời sẽ nhanh hơn rất nhiều”, Giáo sư King cho biết.
Nếu máy tính hiện nay sử dụng các phần tử DNA thay cho silicon thì sẽ cải thiện đáng kể khả năng xử lý và tiết kiệm năng lượng. Công nghệ mà Đại học Manchester phát triển có thể tạo ra cuộc cách mạng trêm thị trường điện toán.
Nguồn: Genk.vn