Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Chật túi, khó cầm và khó mang đi: Smartphone hiện đại là minh chứng cho thấy không phải "càng to càng tốt"

Chật túi, khó cầm và khó mang đi: Smartphone hiện đại là minh chứng cho thấy không phải "càng to càng tốt"

Tại sao điện thoại cỡ lớn lại gây khó chịu

Những chiếc điện thoại cỡ lớn từng có một tên gọi: Phablet, ghép giữa "Phone" và "Tablet". Chúng được gọi như vậy vì chúng quá lớn, khó có thể cho vừa vào túi quần. Chiếc Samsung Galaxy Note có lẽ là chiếc phablet đầu tiên trên thế giới ở thời điểm nó ra mắt vào năm 2011. Thiết bị này có màn hình 5.3-inch, lớn hơn nhiều so với những chiếc iPhone cùng thời. Samsung đã tạo ra một lớp thiết bị hoàn toàn mới mà đến nay đã trở nên rất phổ biến, được sử dụng bởi rất nhiều người.

Tuy nhiên, điện thoại cỡ lớn lại kèm theo nhiều vấn đề. Chúng khó cầm nắm, khó sử dụng, và khó để mang đi. Bạn có thể nhét chúng vào túi trước của hầu hết các loại quần jean (dành cho nam giới), nhưng sẽ không thoải mái chút nào. Bạn sẽ cảm thấy bị cấn khi ngồi trên xe hay đi máy bay. Nhiều bạn nữ chọn giải pháp nhét điện thoại vào túi quần sau – nơi chúng có khả năng bị rơi ra ngoài là rất cao – vì đó là nơi duy nhất vừa vặn với chúng.

Chật túi, khó cầm và khó mang đi: Smartphone hiện đại là minh chứng cho thấy không phải càng to càng tốt - Ảnh 1.
 

Có một thứ mà chúng ta đã phải từ bỏ khi chuyển sang dùng các điện thoại cỡ lớn: tính tiện dụng. Chúng ta từng có thể sử dụng điện thoại dễ dàng mà chỉ cần một tay. Màn hình nhỏ đồng nghĩa bạn có thể kiểm tra email trong khi đang rảo bước ra sân bay, một tay kéo hành lý, tay kia cầm điện thoại mà chẳng lo ngại vấn đề gì. Ngày nay, chúng ta phải rướn ngón tay hết cỡ để chạm được nửa trên của màn hình, đặt chiếc điện thoại vào thế bấp bênh, bởi bạn không thể giữ chắc nó khi đang vuốt vuốt, bấm bấm được. Muốn an toàn hơn, bạn phải dùng hai tay – nếu không, kiểm tra email trong khi đang kéo hành lý rõ ràng là một hành động đầy nguy hiểm!

Điện thoại cỡ lớn gây khó chịu là thế, nhưng chúng ta vẫn cứ đâm đầu vào mua chúng.

Chiều dài vs. Chiều rộng

Chiếc Galaxy S20 Ultra 5G có màn hình với chiều dài đường chéo 6.9-inch. Màn hình được đặt vào một khung sườn kích thước 6.57 x 2.99 x 0.35 inches (167 x 76 x 8.8 mm). Tin hay không tùy bạn, nhưng đó là một cải tiến lớn so với nhiều năm trước, khi công nghệ màn hình chưa đủ tiên tiến để thu nhỏ cạnh viền.

Lấy ví dụ về những chiếc điện thoại cỡ lớn ngày xưa: HTC One Max và Nokia Lumia 1520. Những con quái vật này lần lượt có kích thước 6.48 x 3.25 inches và 6.41 x 3.36 inches. Chúng cực lớn, cồng kềnh, và cực khó sử dụng. Chúng còn nặng không tả nổi. Kích cỡ màn hình thì sao? One Max có màn hình 5.9-inch, và Lumia 1520 có màn hình 6.0-inch. Do đó chúng ta nên vui mừng khi kích thước của S20 Ultra vẫn gọn gàng chán dù sở hữu màn hình lên đến 6.9-inch.

Bất kỳ chiếc điện thoại nào dài hơn 6-inches đều được xem là cao. Tuy nhiên, chiều dài không phải là vấn đề đáng quan ngại như chiều rộng. Giới hạn cuối cùng là 3-inch. Bất kỳ thứ gì rộng hơn con số đó đều rất khó để cầm so với những thứ có bề ngang hẹp hơn. Đó là lý do vì sao One Max và Lumia 1520 trông rất kỳ cục. Chúng cao, nhưng bề ngang 3.25-inch khiến tính tiện dụng của chúng bị ảnh hưởng rất nhiều. Nói nghiêm túc thì Lumia 1520 thực sự là một cơn ác mộng.

Chật túi, khó cầm và khó mang đi: Smartphone hiện đại là minh chứng cho thấy không phải càng to càng tốt - Ảnh 2.
 

Nếu Samsung Galaxy S20 Ultra 5G là quá lớn, thì thứ gì là không quá lớn? Chiếc Galaxy S20 Plus là một ví dụ. Màn hình máy có kích thước 6.7-inch, và kích thước thân máy là 6.37 x 2.9 x 0.3 inches (162 x 74 x 7.8 mm). Có vẻ không khác nhau nhiều, nhưng thực ra là có. S20 Plus vẫn là một chiếc điện thoại khá lớn, nhưng nó dễ cầm nắm hơn nhiều. Chiếc S20 thậm chí còn dễ hơn nữa.

Giảm mọi thứ đi một chút sẽ giúp trải nghiệm sử dụng trở nên dễ dàng hơn. Dù chúng ta chẳng hề muốn diện tích màn hình bị bớt đi miếng nào, nhưng đôi lúc, nhỏ hơn là ưu việt hơn.

Tham khảo: AndroidAuthority

Nguồn: Genk.vn

Bài viết tương tự