Một loại virus giả mạo đặc biệt nguy hiểm có tên “Google Docs” đã càn quét Internet trong ngày hôm qua. Virus này gửi đi một email từ một người bạn hoặc một người quen của bạn và báo cho bạn biết rằng, nó muốn chia sẻ một file tài liệu. Ấn vào nút “Open in Docs”, nó sẽ yêu cầu bạn đăng nhập vào Google, và sau đó trên màn hình sẽ hiện ra trang xác thực Google OAuth quen thuộc với yêu cầu một số quyền truy cập.
Email giả mạo ở dưới với nút bấm và câu chữ tương tự như email thật.
Nếu bạn ấn vào nút “Cho phép” (hay Allow), các quyền vừa được cấp sẽ cho phép virus kiểm soát toàn bộ email của bạn và truy cập vào tất cả các địa chỉ liên hệ. Từ đó virus sẽ tiếp tục gửi email tới những địa chỉ liên hệ đó để lây lan theo cách thức tương tự như trên.
Trang đăng nhập thực sự từ máy chủ của Google.
Điều thú vị về loại virus này nằm ở cách nó thuyết phục nạn nhân. Email giả mạo trông rất giống thật, do nó sử dụng chính xác ngôn ngữ như trong một email chia sẻ của Google Docs và một nút “Open” giống hệt như vậy. Click vào đường link đó sẽ đưa bạn đến trang xác thực đăng nhập Google, gửi đến từ các máy chủ của Google. Và sau đó, bạn sẽ được đưa tới trang cấp quyền truy cập OAuth, cũng từ các máy chủ của Google.
Trang cấp quyền xác thực Google OAuth thật, đến từ chính máy chủ của Google.
Chỉ có điều ứng dụng tự xưng là “Google Docs” ở đây lại không phải là Google Docs. Màn hình dưới đây cho thấy một ứng dụng có tên “Google Docs” với ảnh profile giống hệt logo của Google Docs. Do vậy, nạn nhân hầu như khó có thể tránh khỏi thủ đoạn giả mạo tinh vi này.
Nhưng ứng dụng ở đây lại không phải là "Google Docs" thật, mà chỉ là ứng dụng của bên thứ ba với tên và ảnh đại diện giống như Google Docs.
Cách duy nhất để bạn nhận ra rằng đây là một trò lừa đảo là click vào mũi tên chỉ xuống bên cạnh tên Google Docs. Nó sẽ cho bạn thấy thông tin nhà phát triển, một người bất kỳ nào đó, chứ không phải Google, với địa chỉ email "eugene.pupov@gmail.com".
Click vào mũi tên nhỏ bên cạnh chữ Google Docs, để hiển thị thông tin nhà phát triển là cách duy nhất để nhận ra thủ thuật tinh vi này.
Các ứng dụng của Google luôn sử dụng trang xác thực Google OAuth, nhưng nếu bạn mở thông tin nhà phát triển, bạn sẽ thấy một cái gì đó với email “@google.com”. Ngoài ra, thay vì chuyển bạn đến một trang web của Google, kẻ lừa đảo sẽ cố gắng tải xuống một trang trông có vẻ tương tự Google, trong trường hợp này là “googledoc.g-docs.pro.”
Một điều thú vị khác đối với loại virus gắn chặt với hạ tầng của Google là công ty ít nhiều có khả năng kiểm soát nó. Công ty sẽ tắt yêu cầu xác thực OAuth và điều hướng người dùng đến một trang web báo lỗi. Google cũng đã tự động thu hồi quyền truy cập từ tài khoản của mọi người.
Tuy nhiên, trong một khoảng thời gian, virus đã có toàn bộ quyền truy cập vào email của nạn nhân, và cùng với việc phát tán email độc tới các địa chỉ liên lạc, nó cũng có thể sao chép toàn bộ email của bạn (và cả các đoạn chat Hangout) tới một máy chủ thứ ba.
Trong tương lai, phương pháp này có lẽ sẽ được sử dụng để nỗ lực lừa đảo thêm nhiều lần nữa, khi kẻ giả mạo biết cách kết hợp email của bạn với những sản phẩm khác. Nó cũng có thể được sử dụng để xâm nhập vào email của những người quan trọng, như những gì đã diễn ra với một số email cá nhân của đảng Dân chủ Mỹ bị rò rỉ.
Google đã đưa ra tuyên bố của mình về việc lừa đảo này, cho biết:
“Chúng tôi đã hành động để bảo vệ người dùng chống lại thủ đoạn email giả mạo Google Docs và vô hiệu hóa các tài khoản vi phạm. chúng tôi đã xóa bỏ các trang web giả mạo cũng như đưa ra các cập nhật về lướt web an toàn, và nhóm chống lạm dụng của chúng tôi cũng đang làm việc để ngăn chặn loại vụ việc này lại xảy ra trong tương lai. Chúng tôi khuyến khích người dùng báo cáo về các email lừa đảo trong Gmail.”
Trong tương lai, có lẽ Google nên thiết kế lại cách trang xác thực OAuth hoạt động. Vấn đề là thực thể đích thực mà bạn cấp quyền trong giao diện của trang xác thực Google OAuth lại bị che giấu dưới một cửa sổ xổ xuống. Hiện tại, giao diện đó hoàn toàn phụ thuộc vào việc các nhà phát triển trung thực về tên và biểu tượng ứng dụng của mình, và rõ ràng điều đó là không đủ tốt.
Theo Arstechnica
Nguồn: Genk.vn
CVCC Quản trị Hạ tầng Mạng & Bảo mật - MSB - KCN - 3I097
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB)
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh
Chuyên viên Đánh giá An toàn bảo mật hệ thống CNTT
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh
Chuyên viên Đánh giá An toàn bảo mật hệ thống CNTT
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh
CVCC Quản trị Hạ tầng Mạng & Bảo mật - MSB - KCN - 3I092
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB)
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh
Kỹ Sư Tư Vấn Giải Pháp Hệ thống/Mạng/Bảo mật
Công Ty Cổ Phần Dịch vụ Công nghệ Tin Học HPT
Địa điểm: Hà Nội
Lương: 18 Tr - 25 Tr VND
Chuyên viên Đánh giá An toàn bảo mật hệ thống CNTT
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội ( SHB )
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh