Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Chiếc máy bay chở khách "độc dị" hình chữ V này vừa cất cánh thành công lần đầu tiên

Chiếc máy bay chở khách "độc dị" hình chữ V này vừa cất cánh thành công lần đầu tiên

Với hình dạng cực kỳ độc đáo theo hình chữ V, Flying-V là máy bay thế hệ mới nhất chuẩn bị ra mắt trong tương lai gần. Được đặt theo tên của mẫu guitar điện Gibson Flying-V, người phát minh ra mẫu máy bay đặc biệt này là là Justus Benad- sinh viên Đại học Kỹ thuật Berlin. Dự án phát triển Flying-V sau đó tiếp tục được các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Delft ở Hà Lan (TU Delft) đảm nhận.

Chiếc máy bay chở khách độc dị hình chữ V này vừa cất cánh thành công lần đầu tiên - Ảnh 1.

Hình dáng khí động học được cải tiến cùng trọng lượng nhẹ sẽ giúp Flying-V giảm tiêu thụ nhiên liệu 20% so với máy bay tiên tiến nhất hiện nay.

So với thiết kế máy bay truyền thống, Flying-V bố trí cabin hành khách, khoang để hàng và bình chứa nhiên liệu ở ngay phần cánh máy bay. Với kích thước sải cánh tương đương máy bay Airbus 350, Flying-V có sức chứa 314 hành khách trên hai cánh trong cabin hình chữ V đặc biệt, phù hợp với mọi cơ sở hạ tầng hàng và sân bay hiện tại trên khắp thế giới. Các chuyên gia hy vọng, hình dáng khí động học được cải tiến cùng trọng lượng nhẹ sẽ giúp Flying-V giảm tiêu thụ nhiên liệu 20% so với máy bay tiên tiến nhất hiện nay.

Mới đây nhất, một mô hình cỡ nhỏ nặng 22,5kg, dài 3m của Flying-V đã có chuyến bay thử thành công sau khi cất cánh tại một căn cứ không quân ở Đức – nơi nhóm nghiên cứu nhận được sự trợ giúp từ phía nhân viên của Airbus trong việc hỗ trợ máy bay cất cánh và hạ cánh. Đây là chuyến bay đặc biệt quan trọng, khi nó giúp nhóm nghiên cứu kiểm nghiệm liệu thiết kế chữ V của Flying-V có thực sự khả thi trong điều kiện hoạt động thực tế hay không.

Chiếc máy bay chở khách độc dị hình chữ V này vừa cất cánh thành công lần đầu tiên - Ảnh 2.

Mô hình của Flying-V cất cánh với tốc độ 80km/h.

"Một trong những lo lắng của chúng tôi (trước khi thử nghiệm) là Flying-V có thể gặp một số khó khăn khi cất cánh, vì dữ liệu tính toán trước đây đã chỉ ra rằng động tác bay lộn vòng có thể gây ra vấn đề", ông Roelof Vos – Phó Giáo sư tại khoa Kỹ thuật hàng không Đại học Công nghệ Delft (Hà Lan), đồng thời cũng là trưởng dự án giải thích.

"Nhóm nghiên cứu đã tối ưu hóa mô hình khí động học để tránh xảy ra sự cố. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải bay thử để biết chắc chắn", ông Vos khẳng định.

Được biết, mô hình thu nhỏ của Flying-V trang bị một hệ thống điều khiển tương tự như trên máy bay không người lái, kèm theo bộ pin lithium-polymer nặng 6 kg. Trước khi bay thử, mô hình này đã trải qua một loạt thử nghiệm trong hầm gió ở Hà Lan. Được biết, dưới sự điều khiển của chuyên gia lái drone Nando van Arnhem, mô hình của Flying-V đã cất cánh ở tốc độ khoảng 80km/h, thực hiện một loạt động tác bay và hạ cánh an toàn khi pin gần cạn.

Sau chuyến bay, nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu bay để phân tích, từ đó tiếp tục cải tiến mô hình khí động học của Flying-V. Theo dự kiến, chiếc máy bay này có thể đi vào hoạt động thương mại kể từ năm 2040 đến 2050 sau khi hoàn tất các thử nghiệm cần thiết. Tất nhiên, trong khoảng 20-30 năm tới, thiết kế và tính năng của dự án máy bay này sẽ còn thay đổi khá nhiều lần.

Xem video: Mô hình của Flying-V cất cánh thành công

Máy bay Flying-V vừa có chuyến bay thử nghiệm thành công đầu tiên

Nguồn: Genk.vn