Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Chiến lược của Google nhằm bắt kịp kế hoạch ChatGPT của Microsoft liệu có đi vào vết xe đổ của Google+

Chiến lược của Google nhằm bắt kịp kế hoạch ChatGPT của Microsoft liệu có đi vào vết xe đổ của Google+

Về lâu dài, việc OpenAI đánh cắp ánh đèn sân khấu trong những tháng gần đây có thể không thành vấn đề, bởi Google đã tích lũy rất sâu trong lĩnh vực này.

Theo các báo cáo mới nhất, Google đã đưa ra tuyên bố sẽ tích hợp công nghệ "trí tuệ nhân tạo tổng hợp" vào tất cả các sản phẩm chính của mình trong vòng vài tháng tới. Từ dịch vụ lưu trữ đám mây, thư điện tử cho tới các nền tảng làm việc... mọi thứ đều nhằm giành lấy “thế thượng phong”trong lĩnh vực AI tổng quát đang bùng nổ.

Trí tuệ nhân tạo lẽ ra phải là thế mạnh của Google. Công ty Mỹ đã thực hiện nhiều khoản đầu tư công nghệ dài hạn khác nhau trong những năm qua. Tuy nhiên, công ty khởi nghiệp OpenAI đã sớm trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực "trí tuệ nhân tạo tổng hợp" khi ra mắt ChatGPT vào tháng 11 năm ngoái. Các phần mềm AI sáng tạo của họ có thể tự tạo văn bản, hình ảnh hoặc video. Thành công bất ngờ của ChatGPT đã buộc Alphabet, công ty mẹ của Google, phải đẩy mạnh các hoạt động và cố gắng bắt kịp đối thủ trong lĩnh vực này.

Giám đốc điều hành của Alphabet Sundar Pichai cũng không ngại nhấn mạnh rằng công nghệ này có thể "vượt xa các phát minh như lửa và điện".

Chiến lược của Google nhằm bắt kịp kế hoạch ChatGPT của Microsoft liệu có đi vào vết xe đổ của Google+

Trong giới công nghệ, ChatGPT được một số người coi là “kẻ thách thức cuối cùng” đối với công cụ tìm kiếm truyền thống của Google. Và với mối quan hệ chặt chẽ của OpenAI với Microsoft, ChatGPT dường như là mối đe dọa kép. Nhiều người nói rằng họ có cảm giác Google đang tụt lại phía sau và sự lo lắng đáng kể được cho là đã xuất hiện trong chính nội bộ của công ty, theo chia sẻ từ các nhân viên hiện tại và cựu nhân viên cũng như những người thân cận khác. Như một nhân viên hiện tại của Google đã nói: "Có một sự kết hợp giữa kỳ vọng cao bất thường và cảm giác bất an về bất kỳ dự án nào liên quan đến AI."

Một cựu nhân viên của Google cho biết mọi thứ diễn ra cũng đã đưa CEO Pichai trở lại những ngày còn là giám đốc sản phẩm, khi buộc phải đi sâu vào những chi tiết vụn vặt của các tính năng sản phẩm, công việc vốn thường được thực hiện bởi những nhân viên cấp dưới của ông. Những người đồng sáng lập Google, Larry Page và Sergey Brin, cũng đã gắn bó nhiều hơn với công ty so với vài năm trước, với việc Brin thậm chí còn trực tiếp đệ trình các thay đổi về mã (code) cho Bard, một chatbot của Google giống như ChatGPT.

Chưa dừng lại ở đó, ban lãnh đạo cấp cao của Google đã công bố "Báo động đỏ", yêu cầu tất cả các sản phẩm chính của Google, bao gồm các sản phẩm có hơn 1 tỷ người dùng, phải tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo trong vài tháng tới.

Nhưng, mọi chuyện cũng đang nhắc nhở một số nhân viên của Google về lần cuối cùng công ty thực hiện một động thái tương tự. Đó là với Google+, mạng xã hội mà họ đã cố gắng quảng bá và thất bại vào năm 2011.

Nhưng liệu gã khổng lồ công nghệ Mỹ có ngu ngơ tới mức đi lại vết xe đổ của mình năm xưa? Từ trước tới nay, Google chưa bao giờ được coi là công ty hàng đầu trong lĩnh vực mạng xã hội. Nhưng sự thống trị của nó trong lĩnh vực công nghệ trí tuệ nhân tạo là không thể bàn cãi.

Tuy nhiên, những hành động quen thuộc của ban lãnh đạo vẫn khiến một số nhân viên cảm thấy “có gì đó quen quen”. Ví dụ, tiền thưởng cho nhân viên của Google đã từng được liên kết với sự thành công của Google+. Và giờ các nhân viên hiện tại và trước đây của Google nói rằng ít nhất hiệu suất của một số nhân viên đang gắn liền với quá trình phát triển công nghệ AI tổng quát. “Báo động đỏ” đã thúc đẩy hàng chục dự án tích hợp các kỹ thuật AI tổng quát vào sản phẩm.

"Chúng tôi đang thử tất cả các chiến lược, nhưng nó khác xa so với những gì công ty cần làm để chuyển mình và duy trì tính cạnh tranh", một nhân viên của Google cho biết.

Chiến lược của Google nhằm bắt kịp kế hoạch ChatGPT của Microsoft liệu có đi vào vết xe đổ của Google+

Trong quá khứ, phong trào chung tay vực dậy Google+ đã thất bại và mạng xã hội này không hấp dẫn người dùng. Google cuối cùng đã phải thông báo vào năm 2018 rằng họ sẽ ngừng cung cấp Google+ cho người dùng thông thường. Một cựu giám đốc của Google cho biết thất bại đó là một dấu hiệu đáng báo động cho công ty. Ông chia sẻ: "Yêu cầu của Larry Page khi đó là mọi sản phẩm đều phải có yếu tố xã hội và kết quả cuối cùng thật tồi tệ."

Dẫu vậy, người phát ngôn của Google hiện đã bác bỏ sự tương đồng giữa “Báo động đỏ” và Google+. Ông nói rằng dự án Google+ liên quan đến tất cả các sản phẩm, nhưng dự án trí tuệ nhân tạo hiện tại chủ yếu khuyến khích nhân viên Google thử nghiệm nội bộ các công cụ trí tuệ nhân tạo của công ty, và điều này rất phổ biến trong ngành công nghệ. Ông cũng cho biết ngoài những người làm việc trong các dự án liên quan, hầu hết nhân viên của Google không dành thêm thời gian cho trí tuệ nhân tạo.


Google không phải là công ty duy nhất tin chắc rằng trí tuệ nhân tạo là tất cả. Thung lũng Silicon đang bước vào một chu kỳ cường điệu hóa toàn diện. Nhiều nhà đầu tư mạo hiểm và doanh nhân đột nhiên tự gọi mình là những người có tầm nhìn về trí tuệ nhân tạo, đồng thời bắt đầu tách mình ra khỏi các chủ đề nóng trước đây như blockchain hay metaverse. Trong khi đó, một số công ty đã chứng kiến giá cổ phiếu của họ tăng vọt sau khi công bố việc tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo vào sản phẩm. Giám đốc điều hành Meta, Mark Zuckerberg, cũng đang bắt đầu chuyển trọng tâm của mình từ Metaverse sang trí tuệ nhân tạo, theo một số nguồn tin. Điều này mâu thuẫn với tuyên bố trước đó của ông rằng công nghệ Metaverse là nền tảng của Meta, và thậm chí ông còn đổi tên công ty theo nó.

Dẫu vậy, đối với một số nhân viên của Google, các yêu cầu mới cũng là tin tốt. Bởi họ biết rõ rằng trước đây Google cũng đã tiến hành nghiên cứu AI tổng quát, nhưng cuối cùng đã gặp phải nhiều vấn đề khác nhau trong quá trình thương mại hóa. Một người quen thuộc với vấn đề này cho biết, các thành viên đã làm việc trong các dự án AI tổng quát tin rằng giờ đây họ có thể “cung cấp nhiều hơn và có tác động lớn hơn đến sản phẩm, thay vì chỉ thực hiện một số công việc nghiên cứu”.

Về lâu dài, việc OpenAI đánh cắp ánh đèn sân khấu trong những tháng gần đây có thể không thành vấn đề, bởi Google đã tích lũy rất sâu trong lĩnh vực này. Trở lại năm 2016, CEO Pichai đã định vị Google là một công ty "ưu tiên AI". Công ty đã sử dụng máy học để hỗ trợ hoạt động kinh doanh quảng cáo của mình trong nhiều năm, đồng thời kết hợp trí tuệ nhân tạo vào các sản phẩm tiêu dùng chính như Gmail và Google Photos, hay sử dụng AI để giúp người dùng soạn email và sắp xếp ảnh.

Chiến lược của Google nhằm bắt kịp kế hoạch ChatGPT của Microsoft liệu có đi vào vết xe đổ của Google+

Một nghiên cứu gần đây của công ty nghiên cứu ngành Zeta Alpha đã phân tích 100 tài liệu nghiên cứu về AI được trích dẫn nhiều nhất từ năm 2020 đến năm 2022. Kết quả cho thấy Google thống trị lĩnh vực này.

"Có vẻ như Google là một gã khổng lồ đang ngủ quên. Nó đã làm rất tốt việc áp dụng công nghệ này vào các sản phẩm cốt lõi của mình, vượt xa các công ty khác trong ngành”, Amin Ahmad, cựu nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo tại Google và là người đồng sáng lập công ty khởi nghiệp Vectara, cho biết.

Đồng thời, Google cũng đang cố gắng cân bằng mâu thuẫn giữa hoạt động kinh doanh và phát triển công nghệ mới một cách có trách nhiệm. Các công cụ tự động dựa trên kỹ thuật trí tuệ nhân tạo thường bị sai lệch trong tập dữ liệu huấn luyện. Nhiều người cũng lo ngại rằng một số công cụ có thể chưa sẵn sàng trước khi được mở ra để thử nghiệm công khai. Trên thực tế, chính khía cạnh rủi ro này của AI tổng quát đã góp phần khiến Google miễn cưỡng tung các sản phẩm liên quan tới công nghệ này ra thị trường. Rõ ràng, trả lời bằng một danh sách các liên kết đến các trang web khác như Google Search ít rủi ro hơn đưa ra câu trả lời trực tiếp.

"Báo động đỏ" của Google dường như cũng khiến một số chuyên gia trong ngành lo lắng. Emily Bender, giáo sư ngôn ngữ học tính toán tại Đại học Washington, nói rằng Google và các công ty khác đang theo đuổi công nghệ AI tổng quát có thể đã không hướng dẫn các sản phẩm trí tuệ nhân tạo của họ tránh các nội dung thiên vị. Tuy nhiên, người phát ngôn của Google cho biết công việc của Google trong lĩnh vực này được hướng dẫn bởi các nguyên tắc của công ty về phát triển trí tuệ nhân tạo và công ty cũng có cách tiếp cận thận trọng để phát triển công nghệ. Về cách phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo một cách có trách nhiệm, Google đã công bố một bộ hướng dẫn vào năm 2018.

Chiến lược của Google nhằm bắt kịp kế hoạch ChatGPT của Microsoft liệu có đi vào vết xe đổ của Google+

Trong khi đó, các công ty khác thì cho thấy rằng họ sẽ tiếp tục phát triển cho dù Google có làm hay không. Một trong những đóng góp quan trọng nhất cho lĩnh vực này của các nhà nghiên cứu tại Google là bài báo nghiên cứu mang tính bước ngoặt có tên "Chú ý là tất cả những gì bạn cần". Tác giả của nó đã đưa ra khái niệm "bộ chuyển đổi", giúp các mô hình AI tập trung vào thông tin quan trọng nhất trong dữ liệu được phân tích. Hiện tại, nó đã trở thành một thành phần quan trọng của các mô hình ngôn ngữ lớn. Nếu bạn không biết thì chữ "T" trong ChatGPT cũng đại diện cho bộ chuyển đổi (Transformer). Và 5 năm sau khi bài báo nói trên được xuất bản, hầu hết các tác giả đứng sau nó đã rời Google. Một số cho biết họ chủ yếu muốn “thoát khỏi sự kìm kẹp của một công ty lớn, chậm phát triển”.

Rất nhiều người đã chuyển sang làm việc cho OpenAI, cũng như các công ty khởi nghiệp nhỏ hơn như Character.AI, Anthropic và Adet. Một số công ty được thành lập bởi các cựu nhân viên của Google, bao gồm Neeva, Perplexity AI, Tonita và Vectara, đang hình dung lại cách tận dụng các mô hình ngôn ngữ lớn để tìm kiếm thông tin.

Sara Hooker, cựu nhân viên của nhóm Google Brain hiện đang làm việc tại công ty khởi nghiệp AI Cohere, cho biết chỉ một số tổ chức nghiên cứu có đủ kiến thức và năng lực để xây dựng các mô hình này. Vì vậy sự cạnh tranh về nhân tài là vô cùng khốc liệt.

Keval Desai, cựu nhân viên của Google và là giám đốc điều hành của công ty đầu tư mạo hiểm Shakti, đã lấy Xerox Parc làm ví dụ. Các thành tựu của phòng thí nghiệm này trong quá khứ đã đặt nền móng cho kỷ nguyên PC, nhưng cuối cùng nó đã chứng kiến Apple Microsoft đột phá, sử dụng công nghệ của họ để xây dựng các đế chế kinh doanh trị giá hàng nghìn tỷ USD. Desai nói: “Google muốn đảm bảo rằng nó không trở thành Xerox Parc, nơi tất cả sự đổi mới diễn ra nhưng không có sự thực thi về mặt thương mại.”

 

GenK.

Bài viết tương tự

Bài viết nổi bật

Công việc liên quan