Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Choáng ngợp trước bức ảnh panorama độ phân giải 826.9MP dưới lòng đại dương xanh

Choáng ngợp trước bức ảnh panorama độ phân giải 826.9MP dưới lòng đại dương xanh

Vào ngày 31 tháng 8 năm 2018, nhiếp ảnh gia người Brazil Marcio Cabral đã thực hiện một dự án rất công phu: chụp một bức ảnh panorama độ nét cao tại vịnh Lagoa Misteriosa tại vùng Jardim, Mato Grosso. Mới đây, tác phẩm có độ phân giải lên tới 826.9MP đã đạt giải Guinness Thế giới dành cho "Bức ảnh panorama dưới nước lớn nhất".

Choáng ngợp trước bức ảnh panorama độ phân giải 826.9MP dưới lòng đại dương xanh - Ảnh 1.
 

Bức ảnh này được ghép từ 28 bức ảnh nhỏ, chụp từ máy ảnh Canon 5DSr và ống kính 16-35mmn f/4 VR cùng vỏ chống nước Ikelite. Anh Cabral cũng sử dụng một thấu kính đặc biệt để giảm hiện tượng méo hình, viền tím khi sử dụng ống kính góc rộng trong vỏ chống nước có hình vòm.

Để có tác phẩm cuối với chi tiết cao nhất, anh chỉ sử dụng ISO thấp chỉ từ 200 - 800. Trong ảnh cũng có những 'người mẫu' là những người thợ lặn đi cùng anh trong chuyến đi. Ở bức ảnh phía trên, nhiếp ảnh gia Cabral đang lặn ở độ sâu 18m, còn 1 người thợ lặn khác (bên trong vòng tròn không khí) đang ở độ sâu 20m.

Tất cả các bức hình đều được chụp tại 1 chỗ cố định để tránh hiện tượng méo hình ghi ghép vào. Vì tầm nhìn quá rộng nên rất khó để biểu diễn trong không gian 2D, và anh cũng thường chia sẻ thành 2 bức hình khác nhau:

Choáng ngợp trước bức ảnh panorama độ phân giải 826.9MP dưới lòng đại dương xanh - Ảnh 2.
 
 

Choáng ngợp trước bức ảnh panorama độ phân giải 826.9MP dưới lòng đại dương xanh - Ảnh 3.

 

Tuy vậy nhờ vào phần mềm của 360cities, ta đã có thể thưởng thức được toàn bộ bức ảnh 'siêu lớn' trong không gian 3 chiều. Thậm chí nếu có kính 3D VR, bạn còn có thể 'nhập vai' anh Cabral để khám phá đại dương xanh.

Chắc chắn bạn sẽ tự hỏi tại sao phải mất tới 2 năm để Guinness công nhận kỷ lục Thế giới. Lý do là vì không có người làm chứng chính thức của tổ chức khi bức ảnh được chụp lại. Theo như một người làm chứng chính thức của Guinness, anh Philip Robertson:

"Những kỷ lục Thế giới nếu không có người làm chứng của tổ chức thì sẽ cần những chứng cứ và nhân chứng xác thực bên ngoài. Công việc này có thể mất tới vài tháng, tùy thuộc vào lượng chứng cứ cũng như 'tầm cỡ' của kỷ lục đang được ghi nhận."

Hiện nay đã có rất nhiều bức hình chụp dưới nước với độ phân giải cao hơn, lên tới hàng gigapixels. Nhưng bức hình này lại được chọn do đúng tính chất của một bức hình panorama vì chụp tại 1 điểm cố định, có thể ghép lại được thành 1 ảnh 3D duy nhất.

Độc giả có thể khám phá bức ảnh này thông qua công cụ của trang 360cites tại đường link này.

 

Nguồn: Genk.vn

Bài viết tương tự

Bài viết nổi bật

Công việc liên quan