Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Cùng nhìn lại sự phân mảnh rải rác của Android: Jelly Bean là phiên bản cuối cùng đạt được ngưỡng 50% thị phần

Cùng nhìn lại sự phân mảnh rải rác của Android: Jelly Bean là phiên bản cuối cùng đạt được ngưỡng 50% thị phần

Bạn có biết rằng phiên bản đầu tiên của hệ điều hành Android OS được lấy tên là Petit Four không? Đây chính là một loại bánh ga tô nhỏ tráng miệng của Pháp, và nó cũng chính là khởi đầu cho mã hiệu có chủ đề đồ ngọt của Android trong tương lai đấy. Petit Four là Android 1.1.

Còn biến thể đầu tiên được công bố rộng rãi là Android 1.5 Cupcake, được cài đặt trên chiếc T-Mobile G1. Tiếp theo là vào thời điểm giữa năm 2010, với Android 2.0 đến 2.1 là Eclair (bánh su kem) lên nắm giữ ngôi vị phiên bản phổ biến nhất sau 6 tháng ra mắt. Cuối năm 2010, Android Froyo (sữa chua đá tuyết) 2.2 giành lại danh hiệu kia cũng sau nửa năm được "trình làng". Hồi ấy Google vẫn cho ra mắt 2 phiên bản Android mỗi năm.

Rồi đến lượt 2.3 Gingerbread (bánh gừng) ra đời. Đây được mệnh danh là Windows XP của làng Android khi sống rất dai suốt nhiều năm và buộc các nhà phát triển phải hỗ trợ một API đã lỗi thời. Gingerbread lên nắm quyền từ đầu năm 2012 và phải đến tháng 8/2013 mới bị "lật đổ".

Google cũng ra mắt Android Honeycomb (mật ong) – phiên bản Android 3.x dành riêng cho máy tính bảng được trang bị một giao diện người dùng hoàn toàn mới. Thế nhưng nó đã phản tác dụng bởi Honeycomb mang đến nhiều rắc rối về sự tương thích giữa ứng dụng dành cho tablet và smartphone, và giờ đây biến thể này đã rơi vào quên lãng.

Dẫu vậy Honeycomb UI đã để lại một di sản, đó chính là theme Holo – diện mạo mới trên Android 4.0 Ice Cream Sandwich (bánh mì kẹp kem). Tablet cũng chuyển sang sử dụng ICS, nhưng kể cả vậy cũng không giúp phiên bản này vượt qua được Gingerbread.

Sau đó, gã khổng lồ công nghệ xứ Mountain View đã thay đổi quyết định và chỉ tung ra một bản Android mỗi năm, bắt đầu từ Jelly Bean (kẹo đậu). Từ 4.1 lên 4.3, Jelly Bean đã thay thế Gingerbread ở vị trí dẫn đầu, những cũng phải nhắc lại là nó vẫn còn nắm đến 8% số lượng người dùng vào đầu năm 2015 đấy.

Tiếp theo là phiên bản đánh dấu sự kết hợp của Google và Nestle – KitKat. Ban đầu đáng lẽ nó được đặt tên là Key Lime Pie (bánh chanh), nhưng cuối cùng ông lớn công cụ tìm kiếm đã ký được hợp đồng với Nestle. KitKat chưa bao giờ chạm ngưỡng 50% thị phần, trên thực tế là kể từ Jelly Bean trở đi không còn bản nào đủ sức chạm ngưỡng đó nữa.

Chính điều này đã dẫn đến sự phân mảnh của Android, dẫu cho Google đã nỗ lực hết mình để thay đổi điều này bằng cách đưa các tính năng chính lên Google Play Services. Hiện tại, công ty này đang tiến hành thực hiện các chính sách thắt chặt hơn – từ tháng 8 năm nay, các ứng dụng mới sẽ buộc phải phát triển dành cho Oreo. Google hy vọng với động thái này thì trải nghiệm người dùng sẽ được nâng cao hơn.

Nói tiếp về Lollipop 5.0, nó thay thế Holo bằng thiết kế Material. Bộ máy ảo Dalvik cũng bị cho "về vườn", thay thế bằng Android Runtime. Con cháu của nó là Android 5.1 Lollipop (hỗ trợ hai sim vào năm 2015) và Android 6.0 Marshmallow.

Tiến đến Android 7.0 – 7.1 Nougat, phải đến tháng 1 năm nay nó mới đứng top 1 thay thế cho Marshmallow. Theo bảng trên thì kể từ Jelly Bean, mỗi phiên bản Android mới đều có % người dùng thấp dần.

Google đang lên kế hoạch để chống lại sự phân mảnh này (ngoài việc ép buộc app phải nâng cấp). Họ đã giới thiệu dự án Project Treble -một phần của phiên bản Android 8.0 Oreo mới nhất và được giới thiệu lần đầu tiên tại sự kiện Google I/O diễn ra vào tháng 5 vừa qua. Google coi đây là biểu tượng của việc tái kiến trúc lại bộ khung của hệ điều hành Android. Theo đó, mục tiêu cuối cùng của Project Treble là giúp cho các nhà sản xuất có thể cập nhật Android nhanh hơn và dễ dàng hơn trên các thiết bị.

Android 8.0 và 8.1 Oreo chỉ nắm trong tay vỏn vẹn có 1%, thế nhưng hàng loạt flagship mới sắp được ra mắt tại MWC 2018 hứa hẹn sẽ gia tăng thị phần của nó.

Theo GSMArena

Nguồn: Genk.vn

 

Tag android

Bài viết tương tự

Bài viết nổi bật

Công việc liên quan