Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Đằng sau sự trở lại của Nokia: Thành công hay thất bại? Dã tâm thực sự là gì?

Đằng sau sự trở lại của Nokia: Thành công hay thất bại? Dã tâm thực sự là gì?

Thành công trong thất bại

Trong một thời gian ngắn, Nokia đã nhanh chóng trở lại thành công. Đến quý 4/2017, thương hiệu Phần Lan đã trở lại bản đồ thế giới, dù chỉ là với thị phần 1% nhưng vẫn vượt mặt cả Sony và HTC. Những tín hiệu vui sau đó liên tiếp đổ về: quý 1 vừa qua, Nokia trở thành thương hiệu bán chạy thứ 3 tại Anh và thứ 5 trên toàn thị trường châu Âu. Đặc biệt, Nokia hiện còn đang tranh chấp để lọt vào top 5 Ấn Độ, chiến trường trọng yếu trong tương lai gần của tất cả các hãng smartphone.


Đang lãi thành lỗ... vì Nokia.

Đang lãi thành lỗ... vì Nokia.

Đáng tiếc rằng đi ngược lại thành công "tương đối" của Nokia 2.0 là những khoản lỗ ngày một chồng chất của FIH. Năm 2017, FIH lỗ khoảng 525 triệu USD. Tại châu Âu, khoản lỗ trong năm 2017 cũng lên tới 160 triệu USD. Toàn bộ khoản lỗ tại châu Âu là do Nokia mang lại, do doanh thu lắp ráp của FIH được tính toàn bộ vào châu Á.

Điều đáng nói là trước khi mang giấc mộng hồi sinh Nokia, FIH vẫn đạt lợi nhuận khá tốt. Các khách hàng của FIH như Apple, Xiaomi hay OPPO cũng không hề chịu suy thoái nặng nề trong năm 2017. Có thể thấy rằng, việc doanh thu tăng mạnh những "lãi chuyển thành lỗ khủng" cho thấy FIH/Foxconn đang cắn răng chịu lỗ chỉ vì hồi sinh Nokia mà thôi.

Không mấy sáng tạo


Gần như điểm đặc biệt nào của smartphone Nokia cũng là do hãng khác đi trước.

Gần như điểm đặc biệt nào của smartphone Nokia cũng là do hãng khác đi trước.

HMD cũng chẳng khá khẩm hơn. Năm 2016, HMD lỗ 7,7 triệu Euro. Các con số sau đó được ém nhẹm, nhưng khi mới "mua lại" mảng điện thoại từ Microsoft, công ty này đã cam kết sẽ bỏ ra 500 triệu USD chi phí marketing. Ngay cả khi đã cán mốc 10 triệu smartphone Nokia "hồi sinh" vào đầu năm nay, HMD vẫn khó có thể sinh lời vượt quá mức 500 triệu USD.

2 công ty này cắn răng chịu lỗ vì mục đích gì? Nếu để ý kỹ, bạn có thể nhận thấy các mẫu Nokia mới đây gần như không có điểm sáng tạo hay khác biệt nào cả. Sự xuất hiện của màn 2:1 vát cạnh trên 8 Sirocco hay tai thỏ trên X6 càng là minh chứng cho thấy Nokia không hề mang tham vọng cạnh tranh trực tiếp với Apple hay Samsung trên phân khúc tầm cao. Nếu có, Nokia đã chẳng chạy theo tầm nhìn của đối thủ một cách rõ rệt đến vậy.

Trái lại, Nokia ngày hôm nay giống với một đối thủ trực tiếp của các ông lớn Trung Quốc (Xiaomi, Honor, OPPO/Vivo/OnePlus) hơn: vẫn cạnh tranh bằng giá, cấu hình và marketing, vẫn thiếu thốn các sáng tạo thực thụ.


Nếu nói đến smartphone tai thỏ ở mức giá 235 USD, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến OPPO, Honor hoặc Xiaomi. Nhưng Nokia mới chính là tác giả của chiếc smartphone ấy.

Nếu nói đến smartphone "tai thỏ" ở mức giá 235 USD, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến OPPO, Honor hoặc Xiaomi. Nhưng Nokia mới chính là tác giả của chiếc smartphone ấy.

Dã tâm thực sự

Sự kết hợp giữa sáng tạo ít ỏi và những khoản lỗ khổng lồ chỉ có thể mang một ý nghĩa duy nhất: Nokia "mới" đang đi theo con đường của Xiaomi và OPPO. Thay vì đạt lợi nhuận, thay vì điên cuồng sáng tạo để tiến sâu vào phân khúc cao cấp: Nokia đang chọn thị phần là mục tiêu đầu tiên.

Một hành trình dài hơi không kém gì Xiaomi đang mở ra trước mắt: chính CEO của HMD cũng đã từng tuyên bố, có thể phải mất tới 10 năm mới đưa "Nokia" trở lại thống trị. Nhưng may mắn là Nokia có... tiền: FIH/Foxconn vẫn đang kinh doanh tốt, HMD Global có quỹ đầu tư Smart Connect LP (Luxembourg) đứng sau. Chắc hẳn, quỹ đầu tư này cũng đã nhìn ra rằng chép chiến lược của smartphone Trung Quốc sẽ là con đường dễ dàng nhất để trở thành thế lực smartphone, bởi không phải ai cũng có thể dễ dàng sáng tạo ra camera kép, chuẩn màn hình mới hay các tính năng AI tân tiến để cạnh tranh với Apple và Samsung.

Một hành trình rất giống với Xiaomi đang mở ra trước mắt Nokia mới.

Một hành trình rất giống với Xiaomi đang mở ra trước mắt "Nokia" mới.

Đáng nói hơn cả, so với các ông lớn Trung Quốc buộc phải xây dựng từ con số không, tham vọng của HMD và FIH có phần "hợp lý" hơn. 2 công ty này đang sở hữu một thương hiệu vẫn còn nằm trong tâm trí của rất nhiều người, một thương hiệu không hề gợi nhắc người dùng Mỹ hoặc châu Âu đến các lo ngại về chất lượng hay bảo mật như "Huawei" hoặc "OPPO", vốn là các cái tên "đậm chất" Trung Quốc. Tiếp đến, Foxconn dù chưa có tên trên bản đồ smartphone thế giới nhưng cũng đã sở hữu một bảng thành tích dày trong thị trường smartphone.

Giờ là lúc Foxconn muốn thoát khỏi cái bóng của Apple và các thương hiệu Trung Quốc. Giờ cũng là lúc lòng tự tôn của người Phần Lan trở lại. Chẳng có lý do gì không làm vậy cả: thương hiệu Nokia vẫn gắn liền với khái niệm "di động" trong tâm trí của hàng trăm triệu người, cớ gì không tận dụng tình cảm ấy để vươn lên làm thế lực smartphone toàn cầu?

Nguồn: Genk.vn

Bài viết tương tự