Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Điện thoại bẩn hơn toilet 10 lần, nhưng bỏ ra 1.5 triệu mua máy khử khuẩn UV cho nó liệu có đáng?

Điện thoại bẩn hơn toilet 10 lần, nhưng bỏ ra 1.5 triệu mua máy khử khuẩn UV cho nó liệu có đáng?

Bề mặt điện thoại siêu bẩn hẳn ai cũng biết rồi. Theo một nghiên cứu từ năm 2015, bề mặt điện thoại có thể chứa số lượng vi khuẩn cao gấp 10 lần một chiếc toilet. Vì thế, khả năng lây nhiễm vi khuẩn vào cơ thể khi sử dụng điện thoại là rất cao.

Tình hình dịch Covid-19 thời gian qua lại càng làm người ta quan tâm đến vấn đề này hơn. Vậy nên nhiều thương hiệu phụ kiện đã nhanh chóng giới thiệu các loại máy khử khuẩn dành cho điện thoại và các phụ kiện không rửa được khác, ví dụ như chiếc máy của Momax dưới đây.

Điện thoại bẩn hơn toilet 10 lần, nhưng bỏ ra 1.5 triệu mua máy khử khuẩn UV cho nó liệu có đáng? - Ảnh 1.

Chiếc máy diệt khuẩn của Momax nhìn qua tưởng pin dự phòng siêu to khổng lồ có thêm sạc không dây.

Máy khử khuẩn Momax

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  •  
  • Giá cao

Nhìn thoáng qua, nhiều người sẽ đoán đây là một cục pin dự phòng kiêm sạc không dây “siêu to khổng lồ’’ vì trên bề mặt có kí hiệu sạc. Sự thật là nó có thể mở nắp ra, bên trong là khay chứa các vật dụng với đèn diệt khuẩn UV C ở hai đầu.

Ngoài diệt khuẩn bằng đèn UV C, máy còn hỗ trợ sạc không dây ở nắp trên và thêm chế độ làm thơm đồ dùng (máy không có sẵn chất làm thơm).

Cách dùng máy cũng đơn giản thôi. Chỉ cần đặt điện thoại (hoặc bất cứ món gì vừa với khay chứa) vào trong, cắm điện rồi bấm nút trên nắp. Chiếc máy sẽ bắt đầu chạy và dần dần tiêu diệt bớt các vi khuẩn trên bề mặt đồ.

Chi 1.5 triệu cho máy khử khuẩn điện thoại có đáng tiền?

Hiệu quả đến đâu?

Sự thật là… bạn sẽ chẳng biết được điện thoại của mình có sạch khuẩn không sau mỗi lần sử dụng. Nhưng, đèn UV C thì đúng là có tác dụng khử trùng trong không khí và các bề mặt, được ứng dụng vào nhiều ngành nghề khác nhau. Theo quảng cáo, Momax hứa hẹn chiếc máy diệt được tới 99.9% vi khuẩn trên bề mặt điện thoại sau mỗi lần sử dụng.

Điện thoại bẩn hơn toilet 10 lần, nhưng bỏ ra 1.5 triệu mua máy khử khuẩn UV cho nó liệu có đáng? - Ảnh 5.

Mở hé nắp ra bạn sẽ thấy có đèn xanh lá ở trong, nhưng đây không phải ánh sáng từ đèn UV mà chỉ là đèn báo thôi. Mắt người không thể nhìn thấy tia UV đâu nên đừng cố thử soi nhé, cẩn thận lại hỏng mắt đấy.

Tuy nhiên, vi khuẩn chỉ bị tiêu diệt nếu như tia UV C chạm được đến nó. Tức là, nếu bạn dùng các loại ốp màu thì vi khuẩn ẩn nấp bên trong vẫn sẽ “sống nhăn’’. Ngoài ra, nhiều điện thoại còn hay có các khe, kẽ hở nhỏ, ví dụ như trong cổng sạc, tai nghe… mà tia sáng không lọt tới. Lúc này, dù có cố gắng bao nhiêu thì vi khuẩn vẫn có thể sống sót và sinh sôi nảy nở lại chỉ trong thời gian ngắn.

Điện thoại bẩn hơn toilet 10 lần, nhưng bỏ ra 1.5 triệu mua máy khử khuẩn UV cho nó liệu có đáng? - Ảnh 6.

Khay chứa bên trong đủ rộng để đặt được điện thoại kích thước khoảng dưới 7 inch.

Điện thoại bẩn hơn toilet 10 lần, nhưng bỏ ra 1.5 triệu mua máy khử khuẩn UV cho nó liệu có đáng? - Ảnh 7.

Các loại đồng hồ, tai nghe, trang sức nhỏ cũng chứa đủ nhưng có thể bị kênh nắp.

Ngoài ra, tia UV C cũng không có tác dụng tẩy đi những vết dầu, mồ hôi mà tay bạn để lại trên điện thoại nên khi dùng máy xong vẫn phải lau lại bằng khăn mới thực sự sạch sẽ hoàn toàn.

Điện thoại bẩn hơn toilet 10 lần, nhưng bỏ ra 1.5 triệu mua máy khử khuẩn UV cho nó liệu có đáng? - Ảnh 8.

Tia UV C chỉ làm sạch được vi khuẩn, còn bụi bẩn, vân tay và dầu nhờn trên điện thoại thì vẫn còn nguyên đó.

Ngoài ra, vì khay chứa khá nông nên nhiều món đồ lại không để vừa, ví dụ như chiếc tai nghe Sony WF1000XM3 này. Máy vẫn hoạt động khi nắp bị kênh lên, nhưng các tia UV C khi lọt ra ngoài có thể gây ảnh hưởng đến da và mắt (cháy da, mờ mắt…) nếu chẳng may tiếp xúc phải. Tất nhiên, loại đèn UV của máy cũng chỉ có công suất thấp thôi, nhưng đây vẫn là lưu ý quan trọng, nhất là khi trong nhà có trẻ nhỏ, thú cưng nghịch ngợm.

Điện thoại bẩn hơn toilet 10 lần, nhưng bỏ ra 1.5 triệu mua máy khử khuẩn UV cho nó liệu có đáng? - Ảnh 9.

Điểm trừ nhỏ khác là máy chỉ sạc được cho điện thoại, còn các loại phụ kiện như smartwatch hay tai nghe không dây khi đặt lên đều không nhận hoặc báo lỗi.

Có đáng để chi tới 1.5 triệu?

Nhìn chung, chiếc máy diệt khuẩn vẫn làm đúng nhiệm vụ của nó là tiêu diệt các vi khuẩn trên bề mặt đồ vật, nhưng bỏ ra đến 1.5 triệu cho nhu cầu này thì hẳn chỉ có các “‘Rich kidz’’ mới dám thôi.

Điện thoại bẩn hơn toilet 10 lần, nhưng bỏ ra 1.5 triệu mua máy khử khuẩn UV cho nó liệu có đáng? - Ảnh 10.

Chiếc máy khử trùng chỉ hợp với hội "ví dày'' thôi, vì kể cả khi đã giảm giá còn 900.000đ thì vẫn còn rất đắt so với những cách khử khuẩn thông thường khác.

Với hội “Poor kidz’’, chúng tôi thành thật khuyên các bạn chỉ cần sắm một lọ cồn rửa tay dạng nước giá vài chục nghìn, mỗi ngày lấy điện thoại ra lau vài lần trong khoảng 20 - 30 giây thôi cũng đã diệt bớt được rất nhiều vi khuẩn rồi. Đặc biệt các loại smartphone, phụ kiện trang bị khả năng chống nước thì có thể dùng xà phòng rửa tay để diệt khuẩn, đồng thời cuốn trôi luôn cả lớp bụi bẩn, mồ hôi luôn, vừa nhanh mà vừa hiệu quả.

Điện thoại bẩn hơn toilet 10 lần, nhưng bỏ ra 1.5 triệu mua máy khử khuẩn UV cho nó liệu có đáng? - Ảnh 11.

Nếu nghèo thì nên dùng cồn rửa tay lau điện thoại là đã sạch lắm rồi.

Nguồn: Genk.vn

Bài viết tương tự