Giáo sư Đặng Hữu kể rằng, thời kỳ trước năm 1997, chúng tôi nhận thấy nếu không có Internet rất khó liên hệ với nước ngoài phục vụ cho công tác nghiên cứu. Nhưng vì chưa được cung cấp nên chúng tôi sử dụng gần như là “chui” để liên hệ ra bên ngoài qua mạng Internet.
Giáo sư Đặng Hữu là người ủng hộ sớm mở Internet tại Việt Nam và cũng là người có uy tín để thuyết phục lãnh đạo Đảng và Nhà nước cho mở Internet. Ảnh:Vietnamnet |
Ngày 22/11/2017, Hiệp hội Internet sẽ tổ chức kỷ niệm 20 năm Internet tại Việt Nam. Những câu chuyện hơn 20 năm về trước để thuyết phục đưa Internet vào Việt Nam là câu chuyện dài. Ở cương vị bộ trưởng Bộ KHCN, đầu năm 1994, Giáo sư Đặng Hữu đã ủng hộ để NetNam xây dựng hệ thống email liên lạc giữa Thủ tưỡng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Thụy Điển. Giáo sư Đặng Hữu là người ủng hộ sớm mở Internet tại Việt Nam và cũng là người có uy tín để thuyết phục lãnh đạo Đảng và Nhà nước cho mở Internet.
Giáo sư Đặng Hữu nhớ lại: “Tôi là một trong những người cần có nhu cầu thông tin và phải sử dụng Internet. Vì vậy, tôi đã tìm cách thuyết phục Đảng và Chính phủ cho mở Internet. Những người thời đó tích cực thuyết phục mở Internet cùng tôi gồm; anh Phan Đình Diệu, anh Nguyễn Đình Ngọc, anh Chu Hảo, anh Mai Liêm Trực… Ngay tại thời kỳ đó, chúng tôi nhận thấy nếu không có Internet rất khó làm việc vì chúng tôi bắt buộc phải liên hệ với nước ngoài, trong khi đó liên hệ qua điện thoại hay fax thời kỳ đó còn quá đắt đỏ. Hơn nữa, nhu cầu tìm kiếm thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu trên Internet. Thời kỳ đó, chưa có Internet nên chúng tôi sử dụng gần như là “chui” để liên hệ ra bên ngoài qua mạng Internet. Càng dùng Internet thì càng thấy không thể thiếu được. Hồi đó chúng tôi có đưa ra khái niệm “Kinh tế tri thức”, lúc đó nếu không có Internet không thể có kinh tế tri thức được. Nhận thức được sức mạnh của Internet không phải chỉ có những người làm công tác quản lý và nghiên cứu như chúng tôi, ngay từ năm 1996 khi chưa cho mở Internet thì chủ doanh nghiệp Hoàng Anh Gia lai đã thuê 2 kỹ sư để mau 2 máy tính và hàng ngày truy cập Internet tìm kiếm thông tin và thị trường cho mặt hàng gỗ của mình. Giáo sư Đăng Hữu cũng khẳng định, về mặt kỹ thuật, chúng ta đã có thể mở Internet sớm hơn, nhưng những lo ngại về vấn đề an ninh nên việc này đã được xem xét một cách thận trọng hơn.
Một trong những người đứng đầu chính phủ chủ trì nhiều cuộc họp bàn về mở Internet đã bày tỏ quan điểm ủng hộ sớm mở Internet vào Việt Nam là Nguyên phó thủ tướng Nguyễn Khánh. Hồi tưởng lại thời kỳ đó Nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Khánh cho biết, chuyện thuyết phục trong nội bộ trước khi quyết định mở Internet cũng đầy khó khăn bởi có nhiều luồng thông tin khác nhau. Thời đó, mở Internet ở nước ta có khó khăn về trình độ công nghệ, nhưng điều khó nhất lúc đó là làm sao giải trình rõ và thuyết phục được các cơ quan có trách nhiệm về những lợi ích to lớn của Internet cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và khả năng quản lý được hoạt động của Internet. Đã có nhiều câu hỏi băn khoăn lo lắng về những mặt tiêu cực khi mở Internet, chẳng hạn như sợ lộ bí mật hay sẽ có nhiều kẻ lợi dụng Internet nói xấu, xuyên tạc chế độ... Ngay cả khi Chính phủ đã quyết định cho mở Internet rồi thì việc mở cũng rất thận trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Thậm chí thời kỳ đó, Quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở Việt Nam kèm theo Nghị định bàn hành ngày 21 tháng 3 năm 1997 còn quy định “Các mạng thông tin máy tính và các cơ sở dữ liệu của các cơ quan Đảng, Chính phủ, An ninh Quốc phòng không được đấu nối với mạng Internet”. Rất mừng, các nhà khoa học của Việt Nam, nhiều cơ quan thông tin đại chúng đã nhận thấy sức mạnh của Internet nên tích cực ủng hộ và thúc đẩy để mở Internet. Nguyên Phó thử tướng Nguyễn Khánh cho rằng, thực ra về mặt kỹ thuật, chúng ta có thể mở Internet sớm hơn, bởi trước đó đã có nhiều thử nghiệm về mặt kỹ thuật. “Ở thời điểm đó một số người mong muốn ra sớm hơn, nhưng tôi cho rằng cần phải chuẩn bị kỹ cả về điều kiện kỹ thuật, hạ tầng, mạng lưới, nguồn nhân lực, các cơ chế chính sách quản lý và quan trọng nhất là sự chuẩn bị về mặt tư tưởng” ông Nguyễn Khánh nói.
Nguyễn Tổng cục trưởng tổng cục Bưu điện Mai Liêm Trực cho rằng “Nếu như các dịch vụ viễn thông của Việt Nam mở ra chậm hơn thế giới khoảng 40-50 năm, dịch vụ điện thoại di động chậm hơn của thế giới khoảng 15-20 năm thì Internet vào Việt Nam chậm hơn so với khởi đầu của thế giới chỉ chừng 7-8 năm. Còn so với một số quốc gia trong khu vực thì chỉ chậm vài ba năm”. Phải nói rằng cũng khó mà có thể đưa Internet vào sớm hơn được. Không phải lý do do vấn đề kỹ thuật, công nghệ bởi lẽ đến thời điểm năm 1997, mạng viễn thông của Việt Nam tuy dung lượng còn nhỏ nhưng về công nghệ cũng đã tương đương với những nước trong khu vực, lúc đó, viễn thông Việt Nam đã thực hiện chiến lược số hoá trên toàn mạng. Nhưng quả là không dễ dàng gì trong những ngày đầu với nhiệm vụ thuyết phục các lãnh đạo đồng ý mở của Internet.
Thái Khang
Nguồn: ictnews.vn
(Senior) IOT Device Support Engineer
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: Cạnh Tranh
[VTVcab Chi Nhánh Lâm Đồng] VỊ TRÍ KỸ THUẬT VIÊN TẠI ĐÀ LẠT
Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông Trí Việt
Địa điểm: Lâm Đồng
Lương: 7 Tr - 8 Tr VND
[G2] Nhân viên Tư Vấn Internet mạng Viettel
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: 8 Tr - 15 Tr VND