Sau thành công rực rỡ của chiếc xe điện Aito M7, Huawei sắp ra mắt 2 mẫu ô tô mới và thuê ngoài ít nhất 5 công ty sản xuất để dán nhãn bán sản phẩm. Chiến lược này đang nhận được nhiều tranh cãi từ các nhà sản xuất xe điện truyền thống ở Trung Quốc.
Hãng tin Bloomberg cho hay sau thành công rực rỡ của chiếc xe điện Aito M7 SUV, Huawei hiện dự kiến sẽ tiếp tục tung ra 2 mẫu xe mới nữa để chứng minh cho cả thế giới thấy sức mạnh của Trung Quốc trong mảng ô tô điện.
Mặc dù Huawei gặp khó trong mảng điện thoại vì bị hạn chế nguồn cung chip bán dẫn từ Mỹ cùng các nước Phương Tây, nhưng chính vì thách thức này mà tập đoàn Trung Quốc đã đa dạng hóa sản phẩm và có nhiều đột phá ở mảng xe điện.
Ví dụ như dòng Aito M7 của Huawei chỉ có giá 250.000 Nhân dân tệ, tương đương 34.300 USD, rẻ hơn nhiều so với các mẫu xe cùng dòng khác của Tesla. Đây là sản phẩm mà Huawei hợp tác cùng Seres Group và đã có ngay 80.000 đơn đặt hàng chỉ trong 50 ngày đầu tiên ra mắt.
Thành công của Huawei cho thấy dù bị gây sức ép trong mảng điện thoại và 5G nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn có thể tìm đường sống nhờ sự hỗ trợ từ chính phủ cũng như nền tảng công nghệ, cơ sở hạ tầng xây dựng được trong nhiều năm.
Ngoài ra, việc Huawei nhận được nhiều đơn hàng cho mẫu xe điện của mình cũng chứng minh được ưu thế của Trung Quốc trong năng lực sản xuất ô tô hiện nay.
Thay vì tự đầu tư phát triển xe điện như nhiều startup non trẻ khác, Huawei lại đi thuê ngoài hầu hết các phần cứng và chỉ tập trung vào mảng mà họ mạnh nhất: phần mềm.
Sau khi phát triển hệ thống điều khiển và hỗ trợ tài xế, Huawei chỉ việc dán nhãn thương hiệu và chào bán sản phẩm. Trong khi đó, những startup chịu trách nhiệm sản xuất thì nhận được đơn hàng và chẳng phải lo mảng đầu ra khi đã có tên tuổi lớn như Huawei chịu trách nhiệm.
Aito M7
Theo Bloomberg, hãng Huawei đang cộng tác, thuê ngoài với ít nhất 5 nhà sản xuất ô tô khác để phát triển sản phẩm xe điện dán nhãn thương hiệu của hãng. Hiện công ty này sắp ra mắt 2 mẫu xe điện mới là Avatr 12 thuộc dòng xa xỉ, được sản xuất bởi Chongqing Changan Automobile, và Luxeed S7 bởi Chery Automobile.
Sau khi thuê ngoài toàn bộ quá trình sản xuất, Huawei chỉ tập trung duy nhất vào việc phát triển phần mềm điều khiển, hỗ trợ chế độ lái như tùy chỉnh trên đường chạy cao tốc hay khả năng tương tác bằng giọng nói.
Việc Huawei thuê ngoài và chỉ dãn nhãn cũng được nhiều startup ưa thích khi họ có thể tăng doanh số nhờ danh tiếng của tập đoàn này. Với kênh phân phối khổng lồ của mình, Huawei chào bán chiếc xe điện Aito ngay tại các cửa hàng bán điện thoại.
Xin được nhắc rằng Huawei hiện đang rất biết cách tận dụng tinh thần dân tộc của người Trung Quốc để kích thích doanh số.
Hãng tin Bloomberg cho hay rất nhiều khách hàng mua sản phẩm 5G mới ra mắt Mate 60 của hãng, vốn là chiếc điện thoại trở lại lần đầu tiên kể từ khi bị Phương Tây cấm vận chip, như một hành động chứng minh cho niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước thay vì nhu cầu sử dụng thực sự.
Điều này có thể cũng tái diễn với mảng xe điện của Huawei.
"Sự thành công của xe điện Aito-Huawei có 50% đến từ tinh thần dân tộc và một nửa còn lại đến từ chất lượng công nghệ", giám đốc Daniel Kollar của hãng tư vấn Intralink nhận định.
Hiện nước đi của Huawei vẫn đang được nhiều chuyên gia theo dõi nhằm xác định xem mô hình kinh doanh xe điện này có hiệu quả về lâu dài hay không trong bối cảnh có hơn 100 đối thủ trên thị trường cùng hàng trăm mẫu mã xe điện cho khách hàng lựa chọn.
Theo thông tin được công bố, mẫu xe Avatr 12 sẽ có giá 300.800 Nhân dân tệ và được trang bị phần mềm điều khiển thông minh ADS 2.0 của Huawei với 29 bộ cảm ứng cùng 11 camera công suất cao.
Sự hợp tác giữa Chongqing Changan với Huawei trong dòng Avatr là một bước đột phá mới của ngành xe điện. Hiện Chongqing mới chỉ bán được 12.000 chiếc Avatr đời cũ trong 12 tháng tính đến tháng 9/2023. Bởi vậy việc hợp tác cùng Huawei với Avatr 12 được cho là sẽ kích thích doanh số cũng như đem về lợi ích cho cả đôi bên.
Avatr 12
Hãng tin Bloomberg nhận định chiến lược thuê ngoài dán nhãn xe điện của Huawei được cho là giải pháp khôn ngoan trong bối cảnh thị trường Trung Quốc bão hòa.
Việc tự sản xuất xe điện trở nên không còn lợi nhuận khi nhu cầu tiêu thụ yếu, không đủ bù đắp chi phí trong bối cảnh cuộc chiến dìm giá của Tesla còn tiếp diễn.
Trong khi đó, nhiều startup xe điện như WM Motor hay NEV của China Evergrande đều đã nộp đơn xin tái cấu trúc hoặc bị ngừng giao dịch vì mất khả năng thanh toán nợ.
Những hãng xe điện non trẻ khác thì phải mua bán, sáp nhập lại với nhau để mong cùng tồn tại được trên thị trường khắc nghiệt.
Tập đoàn Volkswagen và Audi đã ký hợp đồng với startup Xpeng và IM Motor để phát triển xe điện. Phía Stellantis thì chi 1,1 tỷ USD mua 21% startup xe điện Zhejiang Leapmotor Technology tại Hangzhou.
"Chiến lược của Huawei là đưa thế mạnh công nghệ của mình vào càng nhiều công ty khác nhau càng tốt để khi thị trường hợp nhất, họ sẽ có nền tảng liên kết với những hãng còn sống sót trong ngành xe điện", giám đốc Kollar của Intralink nhận định.
Bên cạnh đó, Bloomberg cho hay nước đi của Huawei diễn ra trong bối cảnh nhiều hãng đăng ký làm xe điện nhưng bị trì hoãn do chính quyền Bắc Kinh siết chặt quản lý vì lo sợ vỡ bong bóng thị trường.
Nhờ thuê ngoài hoặc hợp tác làm xe điện với nhiều hãng khác nhau mà Huawei vượt mặt Xiaomi trong mảng này. Hiện Xiaomi vẫn đang chờ đợi để được chính phủ cấp phép sản xuất xe điện của riêng mình, nhưng khó khăn là rất lớn trong tình hình cầu yếu hiện nay.
Thậm chí Didi Global, nền tảng gọi xe nổi tiếng của Trung Quốc cũng có ý định tiếp cận thị trường khi hợp tác cùng Xpeng trong mảng ô tô điện. Thế nhưng do việc xin giấy phép quá khó khăn nên Didi đã quyết định từ bỏ dự án này.
Quay trở lại với Huawei, thành công của sản phẩm Aito đã khiến nhiều hãng xe điện khác "nóng mắt".
Nhà sáng lập He Xiaopeng của Xpeng, vốn là startup xe điện đang gánh khoản lỗ lớn cũng như đang vật lộn để tăng doanh số, đã đặt nghi vấn về hệ thống phanh khẩn cấp tự động của Aito liệu có đủ an toàn để triển khai trên toàn quốc hay không.
Trong khi đó, Chủ tịch Chen Hong của SAIC Motor, một trong những hãng xe điện lớn nhất ở Trung Quốc, thì cho rằng việc hợp tác cùng Huawei và dùng phần mềm của hãng điện thoại này chẳng khác nào trao quyền điều khiển cũng như linh hồn của sản phẩm cho người ngoài.
Aito M7
Đáp trả, Huawei cho rằng họ chẳng muốn kiểm soát ai cả mà chỉ hy vọng trợ giúp ngành xe điện đang gặp khó khăn.
"Trong thời đại những chiếc xe điện thông minh ngày càng phổ biến, cạnh tranh ở mảng này sẽ trở nên cực kỳ khốc liệt. Do đó về dài hạn, tôi tin rằng những hãng xe hợp tác chặt chẽ cùng Huawei có thể tồn tại và trở thành một trong số ít những công ty còn sống sót", giám đốc Richard Yu phụ trách mảng xe điện của Huawei nói thẳng.
Genk.
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh
Nhân Viên Kế Viên Kế Toán Doanh Thu
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh
Chuyên viên An ninh thông tin - BP. Giám sát an ninh thông tin
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á (Nam A Bank)
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: Cạnh Tranh
Vietnamese-German University (VGU)
Địa điểm: Bình Dương
Lương: 15 Tr - 25 Tr VND
TRƯỞNG PHÒNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Địa điểm: Hà Nội
Lương: 25 Tr - 40 Tr VND
Trưởng Phòng Công Nghệ Thông Tin
Công ty cổ phần Người Bạn Vàng
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: Cạnh Tranh
Địa điểm: Hà Nội
Lương: 10 Tr - 14 Tr VND
Giám đốc Trung tâm Thiết kế sản phẩm Công nghệ
Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh
Yes4All Trading Services Company Limited
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: Cạnh Tranh
Giám đốc Trung tâm Công nghệ Blockchain
Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land
Địa điểm: Hà Nội
Lương: 70 Tr - 100 Tr VND