Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

“Không có linh kiện Nhật, ngay cả Samsung cũng không thể sản xuất smartphone”

“Không có linh kiện Nhật, ngay cả Samsung cũng không thể sản xuất smartphone”

Hạn chế xuất khẩu chất cản quang, Nhật muốn "triệt hạ" Samsung?

Màn hình LG, Samsung phụ thuộc vào công nghệ Nhật, Mỹ như thế nào?

Ngành công nghiệp bán dẫn lẫn màn hình Hàn Quốc đều lệ thuộc lớn vào Nhật Bản. Đó là những gì mà truyền thông Hàn đã cảnh báo, và bây giờ, đến lượt những sản phẩm cao cấp như smartphone, thiết bị công nghệ cao. Các thành phần do Nhật Bản sản xuất đóng vai trò quan trọng trong điều khiển chức năng viễn thông, camera,... của điện thoại thông minh. Chúng cũng mở rộng đến cả các thiết bị công nghệ cao. Các chuyên gia cảnh báo, sẽ có tác động cực kỳ nghiêm trọng nếu chính phủ Nhật mở rộng lệnh hạn chế, đặc biệt là khu vực linh kiện cung ứng cho smartphone.

“Không có linh kiện Nhật, ngay cả Samsung cũng không thể sản xuất smartphone” - Ảnh 1.

Nhiều chuyên gia lo ngại Nhật sẽ mở phạm vi hạn chế sang cả lĩnh vực smartphone, TV,...

Điều này có nghĩa ngành công nghiệp cung ứng linh kiện smartphone Hàn Quốc phải chuẩn bị trước, sẵn sàng tiếp nhận bất kỳ tác động nào trong tình huống không thể lường trước được. Rất rất nhiều thành phần trong chiếc điện thoại có nguồn gốc từ Nhật. Ví dụ như bộ truyền song công, bộ lọc sóng âm bề mặt (Surface Acoustic Wave), bộ khuếch đại năng lượng (power-amp), cáp viễn thông, la bàn điện tử, cảm biến hình ảnh, vòng đệm (spacer),...

Bộ truyền song công là một phần trong hệ thống antenna của điện thoại, nó tách các tần số nhận được từ tín hiệu đang truyền. Bộ lọc SAW lọc các tần số từ tín hiệu truyền đến và đi. Bộ khuếch đại năng lượng giúp loa điện thoại hay thiết bị hoạt động. Hiện tại, ước tính các công ty Nhật có mức thị phần gộp lên đến 70% các loại linh kiện này. Hệ thống camera trên smartphone thì gồm nhiều thành phần, từ cảm biến, bộ truyền động đến thấu kính. Trong đó vòng đệm giúp lấp đầy khoảng trống giữa các thấu kính, Kimoto (Nhật Bản) kiểm soát hoàn toàn thị trường này với 98% thị phần. Thị trường thấu kính nhựa cũng bị các hãng Nhật thống trị với 98%.

“Không có linh kiện Nhật, ngay cả Samsung cũng không thể sản xuất smartphone” - Ảnh 2.

Rất rất nhiều thành phần trong chiếc điện thoại có nguồn gốc từ Nhật

Các hãng Nhật khác nhau có dải sản phẩm linh kiện trải dài cũng khác nhau. Đối với linh kiện cho smartphone, Murata Hitachi, Kyocea, Hirose chào bán danh múc sản phẩm "khổng lồ" như một cửa hàng bách hóa. Hay như Nitto Denko, chuyên sản xuất lớp ITO đóng vai trò như điện cực trong tấm nền màn hình, đặc biệt với màn hình cảm ứng. Thế nhưng bên cạnh ITO, họ còn thu hút khách hàng trên toàn cầu qua danh mục 13.000 sản phẩm khác nhau.

Gần đây khi Huawei bị chính phủ Mỹ cấm vận, tờ Nikkei của Nhật đã mổ xẻ mẫu flagship P30 Pro của hãng. Kết quả "nội soi" cho thấy, có đến 53,2% linh kiện trong đó là của các công ty Nhật. Lượng linh kiện này nhiều hơn tất cả linh kiện từ Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan cộng lại. Những nhà sản xuất thành phần điện tử từ Nhật được thừa nhận là có trình độ kỹ thuật vượt trội. Trong ngành công nghiệp thường có câu nói truyền miệng rằng: linh kiện Nhật thì dành cho hàng cao cấp, còn linh kiện Hàn và Trung thì cho sản phẩm ưu tiên tính kinh tế.

“Không có linh kiện Nhật, ngay cả Samsung cũng không thể sản xuất smartphone” - Ảnh 3.

Linh kiện Nhật thì dành cho hàng cao cấp, còn linh kiện Hàn và Trung thì cho sản phẩm ưu tiên tính kinh tế

Một chuyên gia nhận định: "Samsung và LG cần phải xem xét cả về chất lượng cao lẫn giá cả cạnh tranh cùng lúc, trong bối cảnh ngành công nghiệp di động đang suy thoái". Ông cho biết đây là lí do chính khiến họ không còn lựa chọn nào ngoài mua linh kiện Nhật. Một chuyên gia khác thì nói rằng nếu bị mở rộng hạn chế xuất khẩu các thành phần trong smartphone, không quá nghiêm trọng với các máy tầm trung và giá rẻ. Tuy nhiên, "không có linh kiện Nhật, ngay cả Samsung cũng không thể sản xuất smartphone", ông cho biết. Câu nói nhấn mạnh vào tác động tới dòng Galaxy S, Note cao cấp.

Các chuyên gia đồng tình rằng, đây chính là lúc mà toàn bộ ngành công nghiệp lẫn chính phủ Hàn Quốc nên học được bài học cho. Có một mạng lưới toàn cầu mà các hãng Nhật đóng vai trò sản xuất các thành phần thiết yếu cần có, còn phía Hàn Quốc thì sản xuất thiết bị đầu cuối. Các chuyên gia nói rằng cần phải có hệ sinh thái chủ động hơn, để họ có thể vô hiệu hóa tác động tiêu cực khi "đầu nguồn" bị hạn chế như tình hình hiện nay.

“Không có linh kiện Nhật, ngay cả Samsung cũng không thể sản xuất smartphone” - Ảnh 4.

Không có linh kiện Nhật, ngay cả Samsung cũng không thể sản xuất smartphone

Các doanh nghiệp Hàn phụ trách sản xuất linh kiện được biết đến phải chịu nhiều thăng trầm, khi mà doanh số không đảm bảo ổn định. Do họ bị phụ thuộc vào yêu cầu từ khách hàng, xu hướng thị trường. Đối với Nhật, sở dĩ họ thành công bởi không tiếc tiền chi cho hoạt động R&D, từ đó xây dựng một danh mục sản phẩm đồ sộ giúp vượt qua các khó khăn không đoán trước được.

Giáo sư Hwang Won-bin nhận xét: "Thay vì nói các công ty Hàn Quốc kém trong việc thiết kế các thành phần, phải nói rằng có nhiều trường hợp mà họ rút lui khỏi dự án vì đối mặt với những thách thức khốc liệt". Giáo sư còn nói thêm rằng, ở các công ty Nhật, họ có 10 đến 20 nhân viên làm việc trong 70 đến 80 năm, giúp tiếp nhận những bí quyết giàu giá trị.

Nguồn: Genk.vn

Bài viết tương tự