Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Lý thuyết ‘kẻ ngốc hơn’ lý giải vì sao Tesla có vốn hoá thị trường bằng 7 nhà sản xuất ô tô lớn nhất Nhật Bản gộp lại

Lý thuyết ‘kẻ ngốc hơn’ lý giải vì sao Tesla có vốn hoá thị trường bằng 7 nhà sản xuất ô tô lớn nhất Nhật Bản gộp lại

Thời điểm hiện tại, không có nhiều cái tên có được sức nóng như Tesla trên thị trường chứng khoán.

Công ty xe ô tô điện này đã chính thức vượt Toyota Motor vào ngày 1/7 để trở thành nhà sản xuất ô tô giá trị nhất thế giới. Vốn hóa thị trường của họ đã đạt 332,9 tỷ USD trong phiên giao dịch ngày thứ 2 – tức là lớn bằng 7 nhà sản xuất ô tô lớn nhất Nhật Bản gộp lại.

Biểu đồ cổ phiếu Tesla thời gian này gợi nhớ đến những công ty trong giai đoạn bùng nổ bong bóng dot-com năm 1999 và sự tăng lên như vũ bão của bitcoin những năm 2017. Tuy nhiên, trong trường hợp của Tesla, sự thăng hoa của họ dựa trên một vài cơ sở thực tế.

Lý thuyết ‘kẻ ngốc hơn’ lý giải vì sao Tesla có vốn hoá thị trường bằng 7 nhà sản xuất ô tô lớn nhất Nhật Bản gộp lại - Ảnh 1.
 

Sự chuyển đổi từ động cơ đốt trong sang xe điện là xu hướng thực tế đang hiện hữu. Điều này giải thích tại sao các nhà đầu tư vẫn không hề giao động khi giá trị của công ty tiếp cận mức của những gã khổng lồ công nghệ.

Tuy nhiên, kỳ vọng tốc độ tăng trưởng cao không thể lý giải đầy đủ cho sự gia tăng theo cấp số nhân của Tesla. Dường như một số nhà đầu tư đã mua cổ phiếu công ty này với niềm tin rằng một ai đó sẽ mua lại số đó từ họ ở mức giá cao hơn nữa.

Nhưng "một số nhà đầu tư" đó là ai: Những phương thức đầu tư thụ động như các quỹ giao dịch trao đổi liên kết chỉ số. (Đầu tư thụ động là một chiến lược đầu tư để tối đa hóa lợi nhuận bằng cách giảm thiểu mua và bán. Theo đó các nhà đầu tư mua cổ phiếu trong các chỉ số phổ biến chẳng hạn như chỉ số S&P 500 và giữ nó trong một khoảng thời gian dài).

Khi Tesla công bố báo cáo kinh doanh trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 vào thứ 4 vừa qua, họ đã kỳ vọng có quý thứ 4 có lãi liên tiếp, đáp ứng yêu cầu cuối cùng còn lại để được liệt kê vào danh sách các chỉ số S&P500. Gần 4,4 nghìn tỷ USD được đầu tư vào các quỹ liên quan tới chỉ số chuẩn và việc có thêm Tesla sẽ làm thúc đẩy lượng mua 25 triệu cổ phiếu của họ – bất kể giá nào.

Các nhà đầu tư đang đặt cược vào cổ phiếu này với dự đoán về làn sóng mua tự động kể trên.

Lý thuyết "ai ngốc hơn" cho rằng bạn có thể kiếm lợi từ việc đầu tư miễn là ngoài kia có một kẻ ngốc hơn bạn, sẵn sàng đầu tư ở một giá cao hơn. Điều đó có nghĩa là bạn có thể kiếm tiền từ những cổ phiếu bị định giá quá cao so với giá trị thực tế miễn là có người nào đó ngốc nghếch sẵn sàng trả giá cao hơn để mua được nó từ bạn.

Khi hình thức đầu tư thụ động được phát triển lần đầu tiên vào những năm 1970, nó được xem là một cách tiếp cận thông minh để quản lý tài sản đặc trưng bởi chi phí và hiệu quả thấp.

Hiện tại, dường như các chỉ số thụ động với quy mô khổng lồ của chúng cùng với vai trò của lý thuyết kẻ ngốc hơn đã đưa ra những sự biến dạng không ngờ của thị trường.

Nguồn: Genk.vn

Bài viết tương tự