Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Mi VR Pro đã có mặt tại Việt Nam, giá bằng nửa Gear VR, trải nghiệm tốt hơn nhờ remote

Mi VR Pro đã có mặt tại Việt Nam, giá bằng nửa Gear VR, trải nghiệm tốt hơn nhờ remote

Nếu nhìn lại chặng đường phát triển của kính thực tế ảo trước đây, chúng ta có thể phân chia những sản phẩm này thành 2 dạng 1 dạng sử dụng điện thoại làm công cụ chủ đạo, kính chỉ đóng vai trò giá đỡ để người dùng dễ dàng đeo vào người với sản phẩm nguyên thủy là Google Cardboard. Còn 1 loại thứ 2 là kính thực tế ảo sử dụng máy tính làm nền tảng, trên kính được trang bị đầy đủ màn hình, cảm biến và các nút chức năng cao cấp khác, loại này có đại diện là Oculus Rift.

 

 

Đặc điểm dễ nhận thấy của 2 sản phẩm này đó là 1 cái thì rất rẻ, rất dễ chế tạo còn 1 cái thì lại có giá trên trời, thậm chí máy tính dùng để chạy nó cũng không thể là hạng xoàng.

Google Cardboard thể hiện tốt vai trò ban đầu của mình đó là mang người dùng tầm thấp tới gần cái khái niệm hơi trừu tượng là thực tế ảo, nhưng chính sự đơn giản lại khiến nó thất bại với những người bắt đầu đi tìm kiếm những trải nghiệm sâu hơn.

 

Google Daydream View chính là một bản mẫu thử thứ 2 của Google được tung ra để nâng cấp trải nghiệm VR cho những người chưa thỏa mãn với Google Cardboard nhưng không có đủ tài chính để sắm hẳn Oculus Rift.

Mở hộp

Mi VR Pro mà chúng tôi sắp mở hộp chính là 1 dị bản của Xiaomi được xây dựng trên nền tảng Google Day Dream View nói trên.

 
 

Về cấu tạo, ngoài việc bổ sung thêm 1 chiếc điều khiển cầm tay theo chuẩn Google DayDream View, thì phần kính của Mi VR Pro gần như giống hệt một chiếc kính Gear VR của Samsung đặc biệt là ở phần khóa giữ điện thoại và cổng kết nối.

 

Cổng kết nối và khóa gài được thiết kế giống hệt GearVR của Samsung.

Cổng kết nối và khóa gài được thiết kế giống hệt GearVR của Samsung.


Thậm chí cảm biến tiệm cận cũng không khác.

Thậm chí cảm biến tiệm cận cũng không khác.

Ngoài ra, Mi VR Pro cũng có một cảm biến tiệm cận được đặt ở giữa 2 mắt kính để nhận diện người dùng đang đeo kính hay bỏ kính.

Tuy cấu tạo cơ bản giống hệt Gear VR, nhưng phần giữ đầu của Mi VR Pro lại cao cấp hơn rất nhiều, nó bao gồm 2 phần cứng hoàn toàn có thể gập lên xuống chứ không phải là bộ 2 dây chun bó chặt đầu. Thiết kế đặc biệt này khiến cho Mi VR Pro trở thành chiếc kính thực tế ảo ôm chắc đầu của người dùng nhất từ trước đến nay thậm chí còn tốt hơn hẳn các loại kính đắt tiền là Oculus Rift và HTC Vive.


Phần dây đeo thiết kế rất tốt, khi đã đeo kính vào đảm bảo bạn có vừa chơi vừa nhảy cũng không thể tuột kính.

Phần dây đeo thiết kế rất tốt, khi đã đeo kính vào đảm bảo bạn có vừa chơi vừa nhảy cũng không thể tuột kính.


Nhờ vào thiết kế bản lề gập của phần đai giữ đầu.

Nhờ vào thiết kế bản lề gập của phần đai giữ đầu.


Phần đai này có thể điều chỉnh to nhỏ bằng 1 nút bấm ở sau đầu.

Phần đai này có thể điều chỉnh to nhỏ bằng 1 nút bấm ở sau đầu.

Nếu trước đây với Google Cardboard, người dùng bắt buộc phải chọn ứng dụng trước rồi mới bỏ vào kính sử dụng thì ở phiên bản kế tiếp này, ngay khi điện thoại kết nối với kính, màn hình điện thoại sẽ chuyển ngay vào chế độ VR và người dùng có thể chọn lựa, cài đặt hay mở ứng dụng bất kì từ trong không gian ảo thông qua tay cầm điều khiển được trang bị thêm.

Nhờ đó mà điện thoại của chúng ta sẽ như chìm vào một Launcher dạng 3D mới với khả năng tương tác bằng đầu và tay cầm.

Ở ngay ngoài vỏ hộp, Xiaomi cũng ghi sẵn 1 số dòng máy có thể sử dụng được với Mi VR Pro bao gồm Mi5, Mi5s, Mi5s Plus và Mi Note 2, không phải vì Mi VR Pro cần máy có cấu hình cao mà vì nó chỉ sử dụng cổng USB Type C và chỉ những điện thoại trên mới hỗ trợ.

 

Về phần chiếc remote đi kèm Mi VR Pro, nó được thiết kế theo chuẩn mà Google Daydream View đặt ra nên nó sẽ có 1 Touchpad để vuốt theo 4 chiều giống như nút cuộn và 2 nút chức năng bên dưới. Điều đáng tiếc là bộ điều khiển này không có cảm biến con quay hồi chuyển nên chuyển động của cánh tay hoàn toàn không có tác động gì tới ứng dụng bên trong môi trường ảo, tất cả vẫn phụ thuộc vào động tác quay đầu của người chơi.

 
 

Trải nghiệm

Nhìn chung, VR là thứ mà quay phim chụp ảnh không thể lột tả được cảm giác của người sử dụng bởi lẽ nó là một không gian khác đằng sau những thấu kính.

 

Nhưng tôi có thể mô tả cho các bạn một phần cảm giác của mình. Trong khoảng 15 phút thử nghiệm Mi VR Pro, các bạn sẽ không khỏi choáng ngợp bởi góc nhìn và các hình ảnh 3D được tạo ra trong không gian ảo.

Tuy nhiên, không biết vì Game 3D thực tế ảo nằm trên kho game VR của Xiaomi quá nặng hay tại Mi5s quá yếu mà chỉ sau khoảng 40 phút chơi, bên trong game bắt đầu xuất hiện vấn đề giật lag giống như các bạn đang chơi Call of Duty mới nhất trên máy dùng Card đồ họa tích hợp vậy.

Không chỉ là giới hạn về mặt tốc độ xử lý, chiếc Mi 5s sau vài chục phút sử dụng đã nóng ran và cạn pin một cách thần tốc. Và đó vẫn là những nhược điểm mà loại kính sử dụng điện thoại chưa thể khắc phục. Bên cạnh đó, Mi VR Pro cũng chẳng có cổng sạc phụ cho điện thoại nên các bạn cũng nên quên luôn việc vừa chơi game vừa cắm sạc đi.

Do trải nghiệm nhanh của tôi là sử dụng trực tiếp kho ứng dụng VR mà Xiaomi cung cấp nên các đoạn clip và phim VR có sẵn đều không thể xem được do tình trạng buffering vì đường truyền không tốt.

Có lẽ ứng dụng DayDream đến từ chính Google sẽ tốt hơn chăng? Hẹn các bạn vào một bài trải nghiệm chi tiết hơn trong thời gian tới.

Hiện sản phẩm được bán với giá 1.350.000 đồng tức là bằng khoảng 1 nửa so với chiếc kính GearVR của Samsung đang bán tại Việt Nam.

Xin cảm ơn cửa hàng Mi Việt Nam đã hỗ trợ chúng tôi thực hiện bài viết này.

 

Nguồn: Genk.vn

Bài viết nổi bật