Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Mở hộp Gigabyte AORUS GeForce GTX 1080 Ti Waterforce Xtreme Edition 11G: quẳng gánh lo đi mà chơi tản nhiệt nước

Mở hộp Gigabyte AORUS GeForce GTX 1080 Ti Waterforce Xtreme Edition 11G: quẳng gánh lo đi mà chơi tản nhiệt nước

GeForce GTX 1080 Ti chắc hẳn là cái tên đã quá quen thuộc trên thị trường, đặc biệt là trên những cấu hình máy chơi game cao cấp. Để xứng tầm với GPU GP102 siêu mạnh mẽ này, tản nhiệt nước được cho là chân mệnh thiên tử. Tuy nhiên, không phải ai cũng thoải mái với việc đầu tư cả một dàn tản nhiệt nước cồng kềnh đi kèm với việc phải bảo dưỡng và vệ sinh định kì để đảm bảo hiệu năng. Chưa kể, thường thì người dùng sẽ phải hi sinh bảo hành để lắp đặt block tản nhiệt nước.

Nắm bắt được bất cập này, nhiều nhà sản xuất đã ra mắt các sản phẩm card đồ họa được trang bị sẵn block tản nhiệt nước. Tuy nhiên, với những người thường xuyên nâng cấp cấu hình máy thì chơi tản nhiệt nước custom vẫn được coi là "pain in the ass" dù mang lại hiệu năng làm mát tốt. Cũng như CPU, các giải pháp tản nhiệt nước AIO (all-in-one tất cả trong một) đã được các nhà sản xuất hàng đầu ứng dụng cho sản phẩm của mình. Chiếc Gigabyte AORUS GeForce GTX 1080 Ti Waterforce Xtreme Edition 11G chính là truyền nhân mới nhất của dòng Waterforce - card đồ họa sử dụng tản nhiệt nước AIO của Gigabyte.

*Cần tuyển dụng gấp 120+ C# ngay*

 
 

Ấn tượng đầu tiên về chiếc GTX 1080 Ti này là hộp có kích thước to gấp đôi hộp của những chiếc GTX 1080 Ti tản khí. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi vỏ hộp cần được cơi nới để đặt được cả rad làm mát cũng như đủ không gian để không phải gấp, uốn ống dẫn nước quá nhiều.

 
 

Kích thước của phần card thì không có gì quá nổi bật nhưng bởi phải cõng thêm 1 chiếc rad 120mm nên chúng ta có thể chắc chắn một điều là chiếc GTX 1080 Ti này sẽ chiếm một không gian kha khá trong chiếc case của bạn. Hãy nhớ nghiên cứu kĩ kích thước case của mình để tránh phiền toái khi lắp đặt.

 
 
 

Toàn bộ phần lồng tản nhiệt thường thấy trên những chiếc card đồ họa thông thường đã không còn mà thay vào đó là một khối vỏ nhựa với block nước ở bên trong. Điều này cũng là hợp lý bởi việc làm mát đã được chiếc rad 120mm đảm nhiệm. Logo AORU và phần mica hình chữ X xung quanh sẽ sáng lên khi máy khởi động. Với đèn LED RGB cùng công nghệ RGB Fusion của Gigabyte, bạn sẽ có thể thoải mái cá nhân hóa cũng như đồng bộ màu và hiệu ứng đèn của card và bo mạch chủ Gigabyte.

 
 

Mặt sau của card là tấm backplate với logo AORUS. Không như nhiều đối thủ, Gigabyte còn thiết kế một lá đồng trên backplate ở ngay vị trí GPU để giúp tăng hiệu quả tán nhiệt, giúp backplate không chỉ còn đóng vai trò trang trí.

 
 

Về cổng kết nối, chiếc GTX 1080 Ti Waterforce được trang bị tới 3 cổng DisplayPort 1.2 và 2 cổng HDMI. Cổng DVI-D dù có phần lỗi thời vẫn được trang bị trên chiếc card đồ họa này. Ngoài ra, Gigabyte còn trang bị cho người dùng thêm 1 cổng HDMI ở phía trước để tiện thiết lập các thiết bị kính thực tế ảo VR. Tuy nhiên, khi người dùng kết nối HDMI vào cổng trước này thì cổng HDMI2 ở đằng sau sẽ bị vô hiệu hóa.

 

Thiết kế nguồn vào 2 chân 8-pin là hoàn toàn dễ hiểu trên chiếc GTX 1080 Ti này. Với mức xung khá cao cùng với việc phải gánh thêm 1 loạt các linh kiện tản nhiệt nước như quạt, pump, đây có thể được coi là cấu hình nguồn tối thiểu cho chiếc card này.

 
 

Phần ống dẫn nước tản nhiệt của chiếc GTX 1080 Ti Waterforce này được bọc vải để đảm bảo độ bền đi cùng năm tháng. Theo quan sát của tôi thì bộ phận tản nhiệt này được gia công bởi Asetek, hãng OEM chuyên sản xuất tản nhiệt nước AIO cho các thương hiệu lớn. Điểm khác biệt duy nhất có lẽ là quạt tản nhiệt cho rad là quạt của Gigabyte thiết kế với logo AORUS và thiết kế cánh quạt với các rãnh đặc trưng trên các sản phẩm của hãng.

Xin cảm ơn Công ty máy tính An Phát đã hỗ trợ chúng tôi hoàn thành bài viết!

 

Nguồn: Genk.vn

 
Tag AIO