Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Mở khóa trái phép gần 2 triệu điện thoại AT&T, người đàn ông chịu án tù 12 năm

Mở khóa trái phép gần 2 triệu điện thoại AT&T, người đàn ông chịu án tù 12 năm

Ước tính số điện thoại bị mở khóa trái phép này gây thiệt hại hơn 200 triệu USD cho nhà mạng AT&T của Mỹ.

Tòa án Mỹ vừa trừng phạt một người đàn ông 12 năm tù giam vì đã mở khóa trái phép gần 2 triệu điện thoại của nhà mạng AT&T. Theo báo cáo từ Bộ Tư pháp Mỹ, người đàn ông tên Muhammad Fahd thực hiện việc làm này trong 7 năm ngay cả khi biết được có một cuộc điều tra đang nhắm vào mfinh.

Tại phiên tòa của Fahd, thẩm phán Robert S. Lasnik cho biết, hành vi của anh này là một tội ác mạng khủng khiếp trong một thời gian dài", dẫn đến việc gây thiệt hại hơn 200 triệu USD cho nhà mạng AT&T.

Từ năm 2012, Fahd đã liên hệ với một nhân viên AT&T thông qua Facebook và hối lộ người này nhằm giúp mở khóa các điện thoại của khách hàng với "một số tiền đáng kể". Điều này giúp khách hàng của Fahd thoát khỏi hợp đồng ràng buộc với AT&T và không phải trả phí hàng tháng.

Sau đó Fahd còn khuyên người này lôi kéo thêm đồng nghiệp của mình tại các tổng đài ở Bothell, Washington cùng tham gia vào mô hình này. Fahd hướng dẫn các nhân viên AT&T thành lập các công ty và tài khoản ngân hàng giả để nhận tiền từ khách hàng, đồng thời tạo hóa đơn giả để làm ra vẻ khoản thanh toán này được thực hiện cho các dịch vụ hợp pháp.

Năm 2013, AT&T triển khai một hệ thống mở khóa mới dựa trên mã số IMEI duy nhất của điện thoại, làm hoạt động của Fahd trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, sau đó anh ta thuê được một nhà phát triển nhằm thiết kế một malware để cài đặt vào trong hệ thống máy tính của AT&T. Malware này giúp Fahd mở khóa điện thoại hiệu quả hơn khi có thể mở khóa từ xa. Hơn nữa, các đồng bọn của anh ta ở AT&T giúp Fahd truy cập được vào hệ thống và các phương pháp mở khóa cũng như thông tin đăng nhập của các nhân viên AT&T khác. Nhà phát triển trên đã sử dụng các thông tin này để chỉnh sửa malware của mình trở nên chính xác hơn.

Kể từ năm 2012 cho đến khi bị bắt vào năm 2018 tại Hong Kong, Fahd và đồng bọn đã mở khóa hơn 1,9 triệu điện thoại của AT&T. Sau khi bị dẫn độ về Mỹ năm 2019, đến tháng 9 năm 2020, Fahd đã nhận tội về hành vi gian lận điện tử.

Genk