Trong quá trình theo đuổi chính sách 'Sáng kiến Trung Quốc' nhằm truy quét những người nghi ngờ là kẻ trộm và gián điệp công nghệ, Bộ Tư pháp Mỹ đang khiến các nhà khoa học gốc Trung tại nước này nguội lạnh nhiệt huyết nghiên cứu và làm việc.
Vào một buổi sáng lạnh giá ngày 27/2/2020, Hu Anming, một giáo sư trong lĩnh vực công nghệ nano 52 tuổi tại Đại học Tennessee, mở cửa đón những vị khách bất ngờ: 8 nhân viên FBI mặc thường phục và được trang bị đầy đủ đã bắt giữ ông. Trước khi bị còng tay, Hu đã được phép uống thuốc chữa bệnh tiểu đường của mình.
16 tháng sau, vụ án của Hu được đưa ra xét xử ở Knoxville, Tennessee, vào đầu tháng Sáu vừa rồi. Sau một tuần lấy lời khai, bồi thẩm đoàn gồm 12 người đã đưa ra phiếu bầu của họ và không kết tội Hu về bất kỳ tội danh nào trong số 6 tội danh mà ông phải đối mặt: 3 tội gian lận điện tử, 3 tội khai man. Các tội danh này xuất phát từ quan điểm của bên công tố, cho rằng Hu đã nộp đơn xin và nhận trợ cấp từ Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia mà không tiết lộ công việc của mình có liên quan tới một trường đại học Trung Quốc. Một cuộc điều tra liên bang kéo dài ba năm từ khi bắt đầu, vì nghi ngờ vị giáo sư này có hoạt động gián điệp, đã kết thúc với việc một thẩm phán tuyên bố là có sai sót.
Nhưng đối với bản thân ông và gia đình, đó hầu như không phải là một chiến thắng. Hu, một công dân sinh ra ở Trung Quốc và đã nhập tịch Canada, đã bị đình chỉ chức vụ tại trường đại học Tennessee, nơi ông làm việc từ năm 2013, ngay sau khi bị bắt. Nhiều năm thời gian trên hồ sơ điện thoại và email của ông đã bị kiểm duyệt mà không được bảo vệ gì nhiều về quyền riêng tư. Với phí pháp lý hàng trăm nghìn USD, vụ án, mà các nhà phê bình gọi là "hồ sơ chủng tộc" với các bằng chứng mỏng manh, đã thay đổi cuộc đời của các nạn nhân này mãi mãi.
"Anming đã bán mọi thứ ở Knoxville. Anh ấy đang sống trong một căn nhà trống", Ivy Yang, 51 tuổi, vợ của Hu, cũng là người Canada gốc Hoa, cho biết. "Tôi nghĩ đến Mỹ là một sai lầm. Tôi hy vọng anh ấy có thể trở lại Canada. Bạn không bao giờ biết khi nào bạn sẽ giẫm phải mìn".
Đối với các nhà khoa học và nhà nghiên cứu gốc Hoa ở Mỹ, mọi thứ đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều kể từ năm 2018. Vào tháng 11 năm đó, Bộ Tư pháp Mỹ đã khởi động "Sáng kiến Trung Quốc", một chương trình của chính quyền Trump nhằm xác định và truy tố bất kỳ ai bị buộc tội đánh cắp bí mật thương mại và công nghệ cho Bắc Kinh.
Hu Anming trong một bức ảnh không ghi ngày tháng chụp, trước Khoa Toán học tại Đại học Tennessee. Ảnh: Ivy Yang
Cuộc chiến ngày càng khốc liệt của Mỹ chống lại sự phát triển công nghệ của Trung Quốc - đôi khi thông qua công nghệ và các bí mật thu được bất hợp pháp - đã gây áp lực lên cơ quan thực thi pháp luật. Và chúng, đôi khi giăng ra một tấm lưới quá rộng để bắt được gián điệp tiếp theo.
Từ năm 2018 đến nay, Sở Tư pháp Mỹ đã truy tố và kết tội mọi người trong ít nhất 83 trường hợp. Giám đốc FBI, Christopher Wray, cho biết vào mùa hè năm ngoái rằng cơ quan này đang mở một vụ án phản tình báo mới liên quan đến Trung Quốc cứ sau mỗi 10 tiếng đồng hồ.
Cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc thường được mô tả như một cuộc đụng độ về công nghệ, kinh tế và quân sự. Nhưng về cơ bản, nó phụ thuộc vào khả năng thu hút và giữ chân nhân tài cũng như đào tạo lực lượng lao động cho tương lai của mỗi quốc gia. Nhiều nhà phân tích lo ngại rằng việc đặt tập thể các nhà khoa học Mỹ gốc Hoa dưới sự giám sát của liên bang và ngăn cản sinh viên Trung Quốc đến Mỹ sẽ làm mất khả năng lãnh đạo công nghệ của Mỹ.
"Việc coi vấn đề cạnh tranh địa chính trị với Trung Quốc như một cái cớ để khiến chúng ta khép kín hơn sẽ chỉ là việc tự bắn vào chân mình", Mary Gallagher, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Michigan, nói. "Nếu Mỹ đóng cửa nhiều hơn đối với sinh viên quốc tế, điều này sẽ gây hại cho chính nước Mỹ, và nó thực sự sẽ không làm tổn hại gì đến Trung Quốc. Các sinh viên và các nhà nghiên cứu sẽ chỉ đến một quốc gia khác. Vương quốc Anh, Úc và Canada đều sẽ được hưởng lợi từ sai lầm của chúng tôi".
Các nhà khoa học và kỹ sư sinh ra ở nước ngoài là một phần quan trọng của lực lượng lao động Mỹ. Trong số các cá nhân làm việc trong lĩnh vực công nghệ vào năm 2015, 45% trong số những người có bằng tiến sĩ là người sinh ra ở nước ngoài, theo dữ liệu năm gần nhất của National Science Foundation (NSF). Con số này đã tăng từ 39% vào năm 2003.
Trong số 6,75 triệu người đang làm việc trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ ở Mỹ, khoảng 452.000 người có bằng tiến sĩ, theo nghiên cứu của NSF. Trong số đó, khoảng 22,4%, tương đương hơn 101.000, sinh ra ở Trung Quốc.
Sinh viên công nghệ có quốc tịch Trung Quốc cũng chiếm một phần đáng kể trong số các nhà khoa học và nhà nghiên cứu trong tương lai. Hơn 143.000 sinh viên Trung Quốc đã theo học các chuyên ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) tại các trường đại học Mỹ trong năm học 2018-2019, theo một nghiên cứu của Đại học Georgetown. Trong số đó, khoảng 36.000 nghiên cứu sinh tiến sĩ Trung Quốc chuyên về công nghệ tiên tiến.
Nhưng với một loạt các trường hợp nhắm vào các nhà khoa học và sinh viên này, nhiều người đang suy nghĩ lại về tương lai của họ ở Mỹ.
"Có một mức độ sợ hãi trong cộng đồng khoa học Mỹ gốc Hoa ngay bây giờ", Rory Truex, một trợ lý giáo sư tại Đại học Princeton nghiên cứu về chính trị Trung Quốc, cho biết. "Đột nhiên, có một sự thay đổi đáng kể trong vấn đề quan điểm. Những người đó, hầu hết là người Mỹ gốc Hoa, cảm thấy như họ không biết mình có thể làm được gì nữa."
"Ý tưởng rằng cần đặt câu hỏi về lòng trung thành của họ, hoặc rằng họ đang trở thành mục tiêu của chính phủ Mỹ là một vấn đề mang tính xúc phạm sâu sắc".
Cuộc chiến công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ thực tế là cuộc chạy đua giành giật nhân tài trong lĩnh vực kỹ thuật số.
Trên thực tế, Trung Quốc từng có được các bí mật thương mại và công nghệ thông qua các biện pháp bất hợp pháp. Vào tháng 11 năm ngoái, Sun Wei, một kỹ sư từng làm việc cho tập đoàn hàng không vũ trụ khổng lồ Raytheon, đã bị kết án hơn 3 năm tù sau khi nhận tội đã xuất khẩu công nghệ quân sự nhạy cảm liên quan đến Trung Quốc. Vào tháng 4 năm nay, Qin Shuren, một công dân Trung Quốc, đã nhận tội xuất khẩu trái phép công nghệ hàng hải của Mỹ cho Đại học Bách khoa Tây Bắc, một trường cao đẳng của Trung Quốc, nơi mà Bộ Tư pháp Mỹ cho biết có liên quan nhiều đến nghiên cứu quân sự.
Bên cạnh các hành vi trộm cắp công nghệ có thật, các tòa án liên bang Mỹ cũng đã đưa ra các vụ án thiếu bằng chứng. Nhà vật lý Xiaoxing Xi của Đại học Temple, nhà nghiên cứu người máy dưới nước của Đại học Virginia, Hu Haizhou và nhà thủy văn học Sherry Chen thuộc văn phòng Dịch vụ Thời tiết Quốc gia ở Wilmington, Ohio, là những ví dụ gần đây nhất.
Trong các trường hợp khác, các cáo trạng đã được thu hẹp hoặc giảm xuống các tội danh nhẹ hơn, chẳng hạn như trường hợp của Hu, sau khi các cuộc điều tra không tìm ra đủ bằng chứng về tội gián điệp. Bất kể kết quả như thế nào, bị cáo hoặc bị mất việc làm, cuối cùng phải gánh khoản nợ pháp lý kếch xù, hoặc bị tổn hại về danh tiếng.
"Hàng nghìn cuộc điều tra của FBI trong khuôn khổ Sáng kiến Trung Quốc đã không phát hiện ra hoạt động tội phạm phổ biến trong giới nghiên cứu", Margaret Lewis, giáo sư luật tại Đại học Seton Hall, cho biết chỉ có một số ít các trường hợp thực sự là do gián điệp kinh tế hoặc đánh cắp bí mật thương mại, còn phần nhiều trường hợp là về các tuyên bố sai lệch như không tiết lộ mối quan hệ với các thực thể ở Trung Quốc. Và theo Lewis, chiến lược theo đuổi đó cho đến nay "vẫn tiếp tục dưới sự quản lý của tổng thống Biden."
Ngay sau khi Thẩm phán quận phía Đông của bang Tennessee, Thomas Varlan, tuyên bố có sai phạm trong trường hợp của Hu vào ngày 16/6 vừa qua, người phát ngôn của Bộ Tư pháp Mỹ, Marc Raimondi, cho biết bộ sẽ "tiếp tục theo dõi các dữ kiện và bằng chứng để đưa ra các vụ án phù hợp" khi nói đến "các cuộc điều tra về hành vi phạm tội có liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa".
Mỹ cũng đã đưa ra các chính sách gây khó khăn hơn cho công dân có nguồn gốc Trung Quốc đang tham gia trong các lĩnh vực STEM, khi họ sinh sống và làm việc tại Mỹ. Trong dữ liệu công bố hồi tháng Ba của Trung tâm Nghiên cứu Pew, hơn 55% người Mỹ ủng hộ việc hạn chế số lượng sinh viên Trung Quốc ở Mỹ.
Quan điểm của người Mỹ về Trung Quốc đã trở nên tiêu cực hơn kể từ năm 2018. Biểu đồ: Trung tâm Nghiên cứu Pew
Dưới thời chính quyền Trump, Mỹ đã gây khó khăn hơn cho sinh viên nước ngoài nhập cảnh, thay đổi hệ thống thị thực H-1B cho người lao động tạm thời và áp đặt các hạn chế đối với vợ/chồng của những người có thị thực Mỹ. Hơn 1.000 sinh viên Trung Quốc đã bị thu hồi thị thực sau phán quyết vào tháng 5/2020 nhằm vào những công dân Trung Quốc bị nghi ngờ có quan hệ với quân đội.
"Tôi đã thấy một mức độ thù địch sâu sắc trở thành ranh giới thực sự, nếu không muốn nói là tâm lý bài ngoại. Và tôi lo lắng về điều đó bởi vì chúng tôi muốn mang đến những điều tốt nhất và sáng giá nhất từ khắp nơi trên thế giới", Andy Kim, thành viên Đảng Dân chủ của bang New Jersey, một người Mỹ gốc Hàn, hiện đang làm việc trong Ủy ban Đối ngoại và Dịch vụ Vũ trang của Hạ viện, cho biết.
Nếu có thêm các nhà khoa học Trung Quốc tại các phòng thí nghiệm của Mỹ quyết định rời khỏi đất nước, Trung Quốc sẽ sớm bắt kịp Mỹ về mặt công nghệ, bởi họ đã được trao tận tay các nhân tài mà họ đang cần nhất.
"Có một mức độ sợ hãi trong cộng đồng khoa học Mỹ-Trung ngay bây giờ, mà bạn có thể cảm nhận được", Rory Truex, trợ lý giáo sư tại Đại học Princeton.
Mignon Clyburn, một thành viên của Ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ về Trí tuệ Nhân tạo, nói rằng một trong nhiều thách thức mà quốc gia đang phải đối mặt là "sự thiếu hụt nghiêm trọng về tài năng kỹ thuật số".
Clyburn, người đứng đầu Ủy ban Truyền thông Liên bang thời Obama, cho biết: "Không chỉ chính phủ không có đủ tài năng kỹ thuật, mà chính phủ của chúng tôi cũng không làm đủ để thu hút nhiều nhân tài hơn vào hàng ngũ của mình".
Clyburn đã đề nghị chính phủ thành lập một cơ sở đào tạo nhân tài mang tên Học viện Dịch vụ Kỹ thuật số. Giống như các học viện quân sự của quốc gia dành riêng cho việc đào tạo các sĩ quan, cơ sở này sẽ đào tạo thế hệ lãnh đạo tiếp theo của lực lượng lao động kỹ thuật số của Mỹ.
Big Tech là một trong những đối tượng đầu tiên cảm nhận được sức ép trong việc thiếu nhân tài. Vào tháng 5 vừa qua, Google, Amazon, Apple, Microsoft, Twitter và các hiệp hội thương mại công nghệ đã đệ trình một bản tóm tắt yêu cầu chính quyền liên bang ủng hộ quyền làm việc của vợ/chồng của những người có thị thực H-1B. Họ lập luận rằng Mỹ cần một hệ thống nhập cư cho phép người nước ngoài có tay nghề cao. người lao động vào đất nước để thúc đẩy sự đổi mới.
Trước đó vào tháng 4, Morris Chang, người sáng lập tập đoàn chip silicon khổng lồ TSMC của Đài Loan, cảnh báo rằng việc thiếu công nhân lành nghề ở Mỹ có thể gây nguy hiểm cho nhà máy trị giá 12 tỷ USD đã được họ lên kế hoạch xây dựng ở bang Arizona.
"Chúng tôi đã phải cố gắng rất nhiều để tìm kiếm các kỹ thuật viên và công nhân có năng lực ở Arizona bởi vì công việc sản xuất đã không còn phổ biến đối với người dân Mỹ trong nhiều thập kỷ", Chang nói.
Trong khi đó, Trung Quốc đã và đang thu hút các tài năng công nghệ về nước với "Kế hoạch Ngàn Nhân tài", một sáng kiến bắt đầu vào năm 2008, với các khuyến khích tài chính đáng kể. Trong kế hoạch 5 năm mới nhất cho giai đoạn 2021-2025, chính quyền Bắc Kinh cho biết họ sẽ tìm hiểu chính sách nhập cư để thu hút nhân tài không phải là người Trung Quốc.
Tính đến tháng 4, theo một báo cáo của KPMG, hơn 10.000 công ty ở Thượng Hải đã nhận được sự chấp thuận của chính phủ để thuê người nước ngoài có kỹ năng khoa học sáng tạo, theo một bộ tiêu chí dễ dàng hơn với độ tuổi ít hạn chế và khả năng ứng tuyển được mở rộng.
Trung Quốc đã và đang coi việc cạnh tranh nhân tài là một thành phần quan trọng trong cuộc chạy đua công nghệ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần nói rằng "tài năng con người là nguồn lực đầu tiên" trong việc thúc đẩy "đổi mới độc lập" của đất nước.
"Chúng ta phải chú ý đến nhu cầu của chiến lược quốc gia", ông Tập nói tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 13 vào năm 2018, đồng thời cho biết thêm rằng Trung Quốc phải "thu hút các tài năng khoa học và công nghệ hàng đầu từ trong và ngoài nước".
"Khi chủ nghĩa dân tộc gia tăng và sự cạnh tranh giữa các cường quốc ngày càng gia tăng, sự phân biệt chủng tộc thường xảy ra sau đó", Ryan Hass, một thành viên cấp cao tại Viện Brookings ở Washington, nói. "Chúng ta cần cố gắng phá vỡ vòng lặp này."
"Và câu hỏi mà tôi sẽ đưa ra là: Chúng ta muốn thế hệ tiếp theo của các tài năng công nghệ ở Mỹ, hay ở Trung Quốc?".
Theo Genk.vn
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh
Nhân Viên/Chuyên Viên/ Trợ lý Quản Lý Dự Án
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ASEAN
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh
Nhân Viên Công Nghệ Thông Tin IT
VIETNAM GOBUY E-COMMERCE - CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ GOBUY VIỆT NAM
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: 12 Tr - 17 Tr VND
HO - Kiểm toán viên Công nghệ thông tin, Kiểm toán nội bộ
Ngân Hàng TMCP Phương Đông - OCB
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: Cạnh Tranh
PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (BA)
Công Ty Quản Lý Nợ Và Khai Thác Tài Sản - Ngân Hàng TMCP Quân Đội
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh
Chuyên viên Quản lý rủi ro công nghệ thông tin
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: Cạnh Tranh
Giám đốc Công nghệ thông tin (Chủ đầu tư BĐS)
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: 35 Tr - 45 Tr VND
Trưởng phòng Công nghệ thông tin
Địa điểm: Hà Nội
Lương: 40 Tr - 60 Tr VND
CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN & TRIỂN KHAI SAP MODULE FICO
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: 20 Tr - 35 Tr VND
IT Infrastructure & Security Manager
Công Ty CP Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận - PNJ
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: Cạnh Tranh