Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Ngân hàng Đông Á: Người dùng không được sử dụng thiết bị jailbreak/root truy cập eBanking

Ngân hàng Đông Á: Người dùng không được sử dụng thiết bị jailbreak/root truy cập eBanking

Sau khi Cục An toàn thông tin thuộc Bộ TT&TT có công văn cảnh báo đối với các tổ chức tín dụng, ngân hàng về mã độc Red Alert 2.0 trên nền tảng Android chuyên tấn công các ứng dụng ngân hàng trực tuyến, Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) đã có khuyến cáo gửi đến khách hàng.

Theo đó khách hàng sử dụng dịch vụ eBanking của ngân hàng Đông Á chỉ nên tải ứng dụng từ kho ứng dụng chính thống của hệ điều hành Android (Play Store) hay iOS (App Store); không tải và cài đặt ứng dụng thông qua các kho lưu trữ không chính thống, không rõ nguồn gốc.

Bên cạnh đó, người dùng cần tắt tính năng cho phép cài đặt các ứng dụng không rõ nguồn gốc “Unknown sources”, đồng thời trên điện thoại nên cài đặt các ứng dụng chống virus từ các nhà cung cấp có uy tín.

Người dùng eBanking của ngân hàng Đông Á đặc biệt không nên sử dụng thiết bị di động đã bẻ khóa (jailbreak hoặc root) để truy cập ứng dụng ngân hàng điện tử của mình. Và khách hàng cũng cần cảnh giác, không trả lời những câu hỏi yêu cầu thông tin cá nhân hoặc thông tin truy cập dịch vụ, mật khẩu đăng nhập, thông tin tài khoản, thẻ tín dụng từ các nguồn không chính thống.

Hơn nữa, người dùng cần thường xuyên theo dõi kênh cảnh báo của các cơ quan an ninh mạng, của ngân hàng Đông Á. Trong quá trình sử dụng dịch vụ, nếu gặp bất kỳ vướng mắc nào cần được tư vấn giải đáp khách hàng có thể liên hệ hotline 1900.54.54.64 hoặc Facebook DongA Bank để được hỗ trợ kịp thời.

 

z1-ngan-hang-dong-a-canh-bao-red-alert-2-0-ebanking.jpg

Trong cảnh báo về mã độc Red Alert 2.0 gửi tới khách hàng, ngân hàng Đông Á nhấn mạnh người dùng ứng dụng eBanking không nên sử dụng ứng dụng từ nguồn lạ, hoặc truy cập trên thiết bị jailbreak/root (ảnh minh hoạ trên mạng).

Mã độc Red Alert 2.0 trên nền tảng Android ngụy trang dưới các ứng dụng phổ biến, hợp pháp như WhatsApp, Viber… từ cửa hàng ứng dụng không chính thống của bên thứ 3 hoặc dưới dạng bản cập nhật flash giả mạo hoặc liên kết, tệp tin đính kèm trong email, tin nhắn SMS.

Mã độc Red Alert 2.0 có khả năng đánh cắp thông tin xac thực, danh bạ và nhiều thông tin cá nhân nhạy cảm khác khi người dùng mở các ứng dụng giả mạo; có thể chặn các cuộc gọi đến từ nhà cung cấp dịch vụ với mục đích không cho khách hàng nhận được cảnh báo trong quá trình giao dịch; đặc biệt kể cả đối với các ứng dụng yêu cầu xác thực 2 bước, mã độc Red Alert vẫn có thể vượt qua với chức năng chặn tin nhắn, cuộc gọi trên các thiết bị nhiễm mã độc.

Trong cảnh báo được phát ra ngày 20/9/2017, Cục An toàn thông tin cho biết từ đầu năm 2017 đến nay các chuyên gia an toàn thông tin đã phát hiện và ghi nhận nhiều chiến dịch tấn công nhằm vào ứng dụng trên nền tảng Android, đặc biệt là ứng dụng ngân hàng trực tuyến. Sự chuyển đổi mục tiêu tấn công các ứng dụng trên nền tảng Windows sang nền tảng Android liên quan đến một thực tế là ngày càng nhiều giao dịch trực tuyến được sử dụng trên thiết bị di động thay vì máy tính cá nhân.

Ở Việt Nam, nhiều ngân hàng đã phát triển ứng dụng ứng dụng ngân hàng trực tuyến trên nền tảng di động để phục vụ khách hàng như Vietcombank, BIDV, Agribank, Techcombank…

H.A.H

Nguồn: Ictnews.vn

Bài viết tương tự

Bài viết nổi bật

Công việc liên quan