Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Samsung chọn pin Sony cho Galaxy S8 và những điều còn trăn trở

Samsung chọn pin Sony cho Galaxy S8 và những điều còn trăn trở

Nếu không gặp phải sự cố pin, Note 7 sẽ còn gặt hái nhiều thành công hơn nữa. Vụ việc làm giảm uy tín Samsung trên thị trường di động, buộc hãng phải thận trọng khi ra mắt Galaxy S8.

Mới đây, tờ Wall Street Journal cho biết, công ty đã chọn Sony làm đối tác cung cấp pin cho S8 ngoài hai cái tên quen thuộc Samsung SDI và Amperex. Đó không đơn giản là đa dạng nguồn cung mà còn trở thành phương án dự phòng trong trường hợp cả 2 đối tác truyền thống gặp vấn đề như từng xảy ra với Note 7. Nhưng liệu đó có phải quyết định đúng đắn?


Sony sẽ trở thành nhà cung cấp pin cho Galaxy 8.

Sony sẽ trở thành nhà cung cấp pin cho Galaxy 8.

Khả năng sản xuất có hạn

Trong nhiều năm, Sony nỗ lực để giành các đơn hàng sản xuất pin cho điện thoại Samsung, nhưng năng lực sản xuất thấp phần nào khiến hãng thất bại. Tờ Journal cho biết, Samsung chỉ đặt hàng số lượng nhỏ từ Sony, còn phần lớn pin Galaxy S8 sẽ được Samsung SDI và Amperex đảm nhiệm. Có lẽ chính Samsung cũng đã dự liệu trước về khả năng sản xuất của Sony nên chỉ đặt như vậy.


Năng lực sản xuất pin của Sony có hạn.

Năng lực sản xuất pin của Sony có hạn.

Nhắc lại chuyện quá khứ: Lên kệ giữa tháng 8 nhằm tạo lợi thế trước iPhone 7, nhưng Note7 nhanh chóng bị than phiền. Samsung khẳng định pin máy gặp lỗi (pin do công ty con SDI sản xuất) và tiến thành thay thế. Hãng đặt hàng 10 triệu viên pin từ Amperex, đối tác duy nhất lúc đó đủ khả năng. Nhưng chính lô sản phẩm này cũng gặp lỗi buộc công ty phải khai tử Note7.

Trong trường hợp, cả SDI và Amperex lặp lại những gì xảy ra năm ngoái trên Galaxy S8 thì Sony liệu có khả năng đáp ứng sản lượng hàng triệu viên pin chỉ trong vài tuần khi mà năng lực của hãng có hạn? Có lẽ là không.

Chọn một đối tác sắp bán mình liệu có ổn?

Tháng 7/2016 tờ Reuters đưa tin, Sony đã đồng ý bán một phần mảng kinh doanh pin cho Murata Manufacturing (nhà sản xuất tụ điện, cảm biến và các bộ phận điện tử khác) với giá 154,5 triệu USD và dự kiến hoàn tất mọi thỏa thuận vào tháng 3/2017.

Nhưng mới đây, Sony lên tiếng khẳng định phải tới tháng Bảy năm nay, việc ký kết mới được hoàn tất do cần phải đảm bảo không vi phạm luật chống độc quyền. Vì thế, doanh thu hợp đồng sản xuất pin cho Galaxy S8 vẫn thuộc về Sony, trong khi Murata từ chối bình luận việc có tham gia cung cấp pin cho thế hệ smartphone tiếp theo của Samsung hay không.


Murata là một nhà sản xuất linh kiện Nhật Bản.

Murata là một nhà sản xuất linh kiện Nhật Bản.

Chọn một đối tác đang đàm phán để “bán mình” quả là rất mạo hiểm. Trong trường hợp pin của SDI và Amperex đều gặp lỗi, chưa kể tới công suất hạn chế, mà với bộ máy đang trong quá trình chuyển giao sẽ làm giảm khả năng xử lý khủng hoảng của bộ phận sản xuất pin Sony.

Thậm chí, thông tin Galaxy S8 sử dụng pin của đối tác đang “bán mình” có thể ảnh hưởng tới uy tín sản phẩm. Ngay cả một sự cố nhỏ liên quan tới cháy nổ rất dễ bị quy chụp và thổi phồng bởi cái “tiếng” trên Note7.

Khác biệt về công nghệ

Sony được xem là công ty đầu tiên thương mại hóa loại pin Lithium-ion. Nhưng trong nhiều năm, họ không giành được các hợp đồng từ Samsung lẫn các nhà sản xuất smartphone khác. Một phần vì hạn chế trong việc cung cấp số lượng pin quy mô lớn, phần vì khác biệt về công nghệ.


Samsung phải tránh gặp phải sự cố như trên Note 7.

Samsung phải tránh gặp phải sự cố như trên Note 7.

Người dùng ngày càng muốn điện thoại hoạt động được lâu hơn trong mỗi lần sạc. Đó là lý do Samsung và nhiều nhà sản xuất khác tìm cách tạo ra thế hệ pin càng nhỏ càng tốt với dung lượng lớn. Nhưng theo Wall Street Journal đánh giá, pin Sony lại kém hiệu quả trong việc lưu trữ năng lượng so với các đối thủ cạnh tranh dù khả năng chịu nhiệt tốt hơn.

Dẫu biết mỗi công ty sẽ đưa ra yêu cầu riêng cho đối tác sản xuất linh kiện, nhưng trong một số trường hợp do ngoại cảnh tác động, họ vẫn phải chấp nhận những nhược điểm của đối tác. Ví dụ như Apple vẫn tìm đến các nhà cung cấp Trung Quốc do áp lực chi phí dù chất lượng không thể sánh bằng các công ty Đài Loan.

Đó sẽ là điểm trừ đối với các phiên bản Galaxy S8 sử dụng pin từ Sony. Khách hàng chắc chắn không vui nếu biết thời lượng pin trên dế của mình, dù đều bỏ ra từng đấy tiền nhưng không được như phiên bản sử dụng pin của SDI hay Amperex. Chưa kể, những khác biệt về công nghệ có thể dẫn tới vấn đề về tương thích.

Năm ngoái 2 nhà cung cấp pin cho Note7 sản xuất những viên pin khác nhau, cả về điện áp lẫn kích thước bên ngoài. Jusstin Denison, Giám đốc chiến lược sản phẩm và Marketing của Samsung Mỹ khẳng định, khi mở 2 loại pin ra sẽ thấy chúng không giống nhau. Vậy ai đảm bảo pin Sony sẽ “lột xác” để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng?

Chất lượng Galaxy S8 không chỉ nằm ở các nhà sản xuất pin

Năm ngoái, với đợt cung cấp pin đầu tiên từ SDI, Samsung phát hiện lỗi do phần vỏ không đủ không gian để pin nở ra trong quá trình nạp, xả khiến cực âm và dương tiếp xúc gây đoản mạch. Ngoài ra, theo Samsung, vị trí đặt đầu cực dương không chuẩn đã làm tăng nguy cơ khiến pin bị nóng và bốc cháy.

Còn ở đợt thứ 2, pin phát nổ liên quan đến quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng. Cụ thể, quá trình hàn siêu âm đã để lại một phần nhô ra gây hiện tượng đoản mạch. Pin mới cũng thiếu băng cách nhiệt. Nhưng nguyên nhân chính là vì Samsung đã yêu cầu Murata sản xuất cả triệu viên pin chỉ trong ít tuần khiến chất lượng không được đảm bảo.


Samsung cần Galaxy S8 thành công hơn bao giờ hết sau sự cố Note 7 và việc phó chủ tịch Lee Jae-yong bị bắt.

Samsung cần Galaxy S8 thành công hơn bao giờ hết sau sự cố Note 7 và việc phó chủ tịch Lee Jae-yong bị bắt.

Năm ngoái, có ý kiến cho rằng, thiết kế của Note7 khiến pin phải giảm độ dày làm lớp cực dương và cực âm bị siết chặt với nhau. Ngoài ra, người sử dụng thông thường cũng tạo sức ép lên pin gây phát nổ. Dù Samsung lên tiếng khẳng định “Thiết kế Note 7 không phải nguyên nhân khiến pin bị cháy”, nhưng rõ ràng, kiểu dáng của nó phần nào làm khó các nhà sản xuất pin khi phải đáp ứng độ mỏng theo chuẩn.

Samsung thiết kế Note7 mỏng hơn đáng kể so với các sản phẩm thương hiệu khác nhưng chứa nhiều năng lượng. Nếu “đúng quy trình”, công ty phải bỏ thời gian ra nghiên cứu, kiểm tra pin kéo dài cả năm trời để cho kết quả chính xác nhất. Nhưng hãng đã rút ngắn thời gian thử nghiệm.

Vì thế, để đảm bảo Galaxy S8 không tái diễn sự cố nổ pin, ngoài nỗ lực của các đối tác còn phụ thuộc vào thiết kế sản phẩm. Samsung cần cân đối giữa hiệu suất tiêu thụ điện năng của máy với khả năng cung cấp năng lượng của pin bởi các thông số kỹ thuật của thế hệ điện thoại sau luôn cao hơn thế hệ trước.

Nguồn: Genk.vn

Bài viết tương tự