Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Sốt sắng đàm phán mua lại hãng chip ARM ngay từ đầu, cuối cùng Apple phải từ bỏ vì lý do này

Sốt sắng đàm phán mua lại hãng chip ARM ngay từ đầu, cuối cùng Apple phải từ bỏ vì lý do này

Hãng thiết kế chip ARM Holdings, viên ngọc quý trong các khoản đầu tư của SoftBank, đang bắt đầu được đem đi rao bán. Đây được xem như thời điểm thích hợp khi danh tiếng của nhà thiết kế chip này đang tăng cao, không chỉ đến từ việc thiết kế của họ hiện diện trong hàng tỷ chiếc smartphone ngày nay mà còn đang chuẩn bị được Apple đưa vào các bộ xử lý Apple Silicon trên máy tính Mac của họ.

Do vậy, các tin đồn về việc Apple hào hứng tham gia vào quá trình thâu tóm ARM là điều hoàn toàn hợp lý khi nó có thể giúp họ củng cố hơn nữa ngôi vị trong ngành công nghiệp chip hiện tại. Các nguồn tin của Bloomberg cho biết, cả hai công ty đã bắt đầu có các cuộc thảo luận sơ bộ về thương vụ này.

Sốt sắng đàm phán mua lại hãng chip ARM ngay từ đầu, cuối cùng Apple phải từ bỏ vì lý do này - Ảnh 1.

Có hầu bao rủng rỉnh, cùng mối quan hệ lâu năm với ARM Holdings, Apple trở thành người mua tiềm năng nhất đối với hãng thiết kế chip này.

Tuy nhiên, nguồn tin của Bloomberg cũng cho biết, sau đó Apple đã phải từ bỏ thương vụ này, do những lo ngại về việc họ sẽ đối xử với các đối thủ cạnh tranh như thế nào sau khi thâu tóm công nghệ của ARM.

Hơn nữa, báo cáo từ Bloomberg cũng chỉ ra một yếu tố khác khiến Apple từ bỏ thương vụ này: "Hoạt động kinh doanh cấp phép của ARM không mấy phù hợp với mô hình kinh doanh xoay quanh phần mềm và phần cứng của Apple."

Căn cứ vào việc Apple đang phải đối mặt với cuộc điều tra về chống độc quyền, việc ít điểm chung về mô hình kinh doanh càng làm quyết định rút lui khỏi thương vụ ARM của Apple trở nên phù hợp hơn.

Không chỉ Apple, với ảnh hưởng khổng lồ của ARM Holdings trong ngành công nghiệp chip hiện tại, bất kỳ ai tham gia vào thương vụ này cũng sẽ chịu sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý về chống độc quyền. Hiện các nguồn tin cho biết, SoftBank đang thảo luận với Nvidia về thương vụ này.

Sốt sắng đàm phán mua lại hãng chip ARM ngay từ đầu, cuối cùng Apple phải từ bỏ vì lý do này - Ảnh 2.

Sau khi Apple rút lui, Nvidia là hãng tiếp theo cho thấy quan tâm đến thương vụ thâu tóm ARM.

Năm 2016, SoftBank đã bỏ ra 32 tỷ USD để thâu tóm ARM Holdings, giờ đây để nắm trong tay nhà thiết kế chip này, số tiền người mua bỏ ra chắc chắn sẽ không nhỏ.

Lịch sử mối quan hệ giữa Apple và ARM

Trên thực tế, mối quan hệ giữa Apple và ARM đã bắt đầu từ khi công ty mới thành lập. Tháng 11 năm 1990, hãng Advanced RISC Machines (ARM) được thành lập dựa trên một liên doanh giữa các hãng Acorn Computers, Apple và VLSI Technology. Cựu phó chủ tịch Apple, Larry Tesler lúc đó cho rằng công nghệ xử lý hiệu năng cao, mức tiêu thụ năng lượng và giá rẻ của ARM sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bộ xử lý của chiếc Newton MessagePad của Apple lúc đó. Apple đã chi ra 3 triệu USD để nắm 43% cổ phần của ARM.

Khi Steve Jobs quay trở lại Apple vào những năm 1990, ông bán phần lớn cổ phần của Apple tại ARM Holdings. Đó cũng là thời điểm quả Táo nằm bên bờ vực phá sản.

Phần sau đó như nhiều người đã biết, Apple bắt đầu sử dụng công nghệ của ARM trên các iPhone và iPad của họ và làm nên danh tiếng của mình. Gần đây, Apple đã công bố việc sử dụng kiến trúc ARM cho bộ xử lý mới Apple Silicon trên máy tính Mac của họ, để thay thế cho CPU Intel.

Hiện tại, chỉ riêng đối với Apple, công nghệ của ARM đã hiện diện trên hơn 2 tỷ thiết bị xuất xưởng trong hơn một thập kỷ qua.

Nguồn: Genk.vn

Bài viết tương tự