Chào bạn,

Đăng nhập xem việc làm phù hợp

Blog IT

Startup gọi đồ ăn Meituan: Nhà sáng lập bỏ học tiến sĩ đi khởi nghiệp, bị Alibaba từ chối đầu tư thêm, bèn tự khuấy động cuộc chiến online với Jack Ma

Startup gọi đồ ăn Meituan: Nhà sáng lập bỏ học tiến sĩ đi khởi nghiệp, bị Alibaba từ chối đầu tư thêm, bèn tự khuấy động cuộc chiến online với Jack Ma

Bỏ học Tiến sĩ đi khởi nghiệp

Ông Wang Xing – CEO kiêm nhà sáng lập của Meituan từng học tại Trường Đại học Thanh Hoa danh tiếng, sau đó học tiếp bằng tiến sĩ kỹ thuật máy tính tại Đại học Delwar. Tuy nhiên, đến năm 2003 thì ông bỏ ngang giữa chừng.

Lấy cảm hứng từ Friendster, mạng xã hội tiền thân của Facebook, ông tạo ra một mạng xã hội riêng của Trung Quốc cùng một người bạn. Tuy nhiên, trang web có tên Xiaonei lại không đạt được thành công như mong đợi.

 Startup gọi đồ ăn Meituan: Nhà sáng lập bỏ học tiến sĩ đi khởi nghiệp, bị Alibaba từ chối đầu tư thêm, bèn tự khuấy động cuộc chiến online với Jack Ma - Ảnh 1.
 

Năm 2010, Wang thành lập Meituan giống với mô hình mua chung của Groupon. Rút kinh nghiệm từ những kế hoạch startup trước đó, Wang nhanh chóng mở rộng hoạt động của Meituan tại hàng trăm thành phố trong năm 2011. Mô hình của Meituan gặt hái thành công nhanh chóng và Wang quyết tâm tập trung vào lĩnh vực thực phẩm, ăn uống.

Ban đầu, Meituan trực tiếp thách thức công ty Noumi (thuộc tập đoàn Baidu, kẻ mệnh danh là "Google" của Trung Quốc). Đến năm 2014, sau khi vượt lên Noumi, Wang Xing thay đổi chiến lược từ cung cấp các mã giảm giá ở nhà hàng sang giao đồ ăn trực tiếp.

Từ thành công trong thị trường giao đồ ăn, Wang bắt đầu có những chiến lược mạnh mẽ hơn, giảm giá đồ ăn, sử dụng thủ thuật "upsell" đối với việc đặt phòng khách sạn và vé máy bay.

Các chuyên gia ước tính thị trường giao thức ăn ở Trung Quốc trị giá hơn 84 tỷ USD, trong đó Meituan chiếm lĩnh 65% thị phần. Meituan có tới hơn 600 nghìn người giao hàng, 4 triệu đối tác đang phục vụ cho 422 triệu khách hàng mỗi năm tại 2.800 thành phố.

 Startup gọi đồ ăn Meituan: Nhà sáng lập bỏ học tiến sĩ đi khởi nghiệp, bị Alibaba từ chối đầu tư thêm, bèn tự khuấy động cuộc chiến online với Jack Ma - Ảnh 2.

Chân dung của nhà sáng lập Vương Hưng

Cuộc chiến với các ông lớn

Đến giữa năm 2015, ngay sau khi huy động được hơn 700 triệu USD vốn đầu tư mạo hiểm từ Alibaba và các công ty khác, Wang tiếp tục muốn thúc đẩy "nước cờ lớn", dưới tên gọi thương hiệu hợp nhất mới là Meituan Dianping.

Tuy nhiên, Alibaba đã từ chối rót thêm vốn vì cho rằng một công ty non trẻ sẽ không thể tích hợp hoàn toàn ứng dụng của họ với Alibaba. Ngay sau đó, Meituan đã "bắt tay" với Tencent, đối thủ lâu năm của Alibaba.

Tencent đồng ý đầu tư 1 tỷ USD và sáp nhập ứng dụng giao hàng riêng của họ với Meituan, rồi cho phép Meituan điều hành độc lập.

Ngay lập tức, đế chế của Jack Ma tạo nên một ứng dụng tên Ele.me để cạnh tranh với Meituan trong thị trường giao thức ăn. Theo các nhà phân tích, việc thâm nhập sâu hơn vào thị trường béo bở này giúp Alibaba có cơ hội hoàn thiện hệ sinh thái của mình, đặc biệt là thúc đẩy nhiều người sử dụng những ứng dụng thanh toán trực tuyến như Alipay.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu David Dai ở Bernstein Research, Alibaba đã tiêu tốn hàng trăm triệu USD cho các mã giảm giá nhằm khuyến khích mọi người sử dụng dịch vụ của mình mà vẫn không thể giúp Ele.me chiếm được lòng trung thành của khách hàng như Meituan.

Mặc dù Meituan có nhiều đối tác nhà hàng và năng lực vận chuyển cao hơn nhiều so với Ele.me nhưng Alibaba vẫn có thể tạo ra cuộc chiến giảm giá ở những đô thị vừa và nhỏ nằm xa duyên hải đại lục.

Trước động thái của Alibaba, Meituan không hề tỏ ra nao núng mà còn tiếp tục mua lại startup xe đạp Mobike với giá 2,7 tỷ USD hồi tháng 4/2019 nhằm lấn sân thị trường giao thông vận tải trực tuyến.

Trong lĩnh vực này, Meituan lại phải tiếp tục đối đầu với tập đoàn Didi đang nắm giữ gần 90% thị phần đặt xe tại Trung Quốc. Cuộc chiến trên thương trường online trên Hoa lục đang bắt đầu được khuấy động bởi kẻ mới người cũ.

Nguồn: Genk.vn

Bài viết tương tự