Vì sao phát triển startup cần số lượng?
Tại phiên thảo luận "Làm gì để đẩy nhanh tiến trình CĐS tại Việt Nam?" trong khuôn khổ DX Day 2020, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chia sẻ: "Chuyển đổi số là một hành trình dài, và là cuộc chạy tiếp sức. Thế hệ chúng tôi cam kết nỗ lực kế thừa những gì thế hệ trước, những doanh nghiệp có tên tuổi, những cộng đồng như VINASA đã tạo dựng. Chúng ta sẽ chuyển đổi số nhanh hơn dựa trên các nền tảng, tức là đứng trên vai người khổng lồ để làm nhanh hơn".
Với đúng tinh thần đó chương trình chuyển đổi số quốc gia đã xác định ra 4 loại hình doanh nghiệp công nghệ số trọng tâm, với những vai trò khác nhau.
Thứ nhất là những tập đoàn thương mại lớn, có tiềm lực tài chính, có thị trường. Ví dụ như Tập đoàn Vingroup đã định hướng trở thành tập đoàn công nghệ. Thứ hai, là những doanh nghiệp công nghệ thông tin có bề dày truyền thống. Những doanh nghiệp này, nếu như trước đây chỉ là nhà khai thác dịch vụ, đi gia công thì nay chuyển sang làm chủ công nghệ lõi, như Viettel, FPT, CMC…
Thứ ba là những doanh nghiệp tư vấn công nghệ. Họ sẽ là người mang công nghệ thông tin vào mọi ngõ ngách của cuộc sống như việc tư vấn triển khai dịch vụ số cho bà con nông dân.
Cuối cùng là các startup công nghệ. Đó là 4 loại hình doanh nghiệp đang được tập trung phát triển. Theo ông Dũng, chúng ta không cần quá nhiều doanh nghiệp loại thứ nhất và thứ hai vì những doanh nghiệp có tiềm lực và làm chủ được c ông nghệ lõi thì rất ít. Nhưng Việt nam rất cần doanh nghiệp loại thứ ba, chuyên tư vấn giúp cộng đồng triển khai công nghệ. Và ta cũng cần nhiều startup thành công. Nhóm doanh nghiệp loại thứ nhất và thứ hai sẽ "kéo" loại thứ ba và thứ tư, tạo thành một hệ sinh thái.
Thứ trưởng nhấn mạnh: "Nếu chúng ta đã có sau lưng cả một cộng đồng, một nền tảng như vậy, thì chúng ta không sợ gì cả, chúng ta mạnh mẽ tiến lên phía trước, với tinh thần nhanh hơn, quyết liệt hơn".
Thứ trưởng Dũng nói: "Quá trình chuyển đổi số có rất nhiều việc để làm, nhưng nếu chọn lấy một việc quan trọng, tôi vẫn mong ước có thể phát triển một cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mạnh, mà những doanh nghiệp lớn sẽ chơi đúng vai, chúng ta cũng có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ để triển khai hệ sinh thái ứng dụng. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng vẫn nói, khát vọng là cứ 1.000 người dân thì có một doanh nghiệp để chúng ta mang công nghệ vào mọi ngõ ngách của cuộc sống. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp lớn như FPT, VNPT, Viettel phải phát huy vai trò hạ tầng và nền tảng, thay vì cạnh tranh với doanh nghiệp vừa và nhỏ".
Mô hình "kiềng ba chân" trong chuyển đổi số
Bộ Thông tin Truyền thông đã nhiều lần nhấn mạnh sáng kiến về vai trò cộng hưởng của cả ba bên, cơ quan quản lý nhà nước, tập đoàn lớn và các tổ chức, cá nhân có giải pháp công nghệ trong quá trình chuyển đổi số, kêu goi các tập đoàn lớn cùng tham gia với cơ quan quản lý trong quá trình nâng đỡ các ý tưởng mới, các công ty non trẻ. Như vậy, sự hội tụ của giải pháp công nghệ, giải pháp đầu tư, triển khai, giải pháp, chính sách quản lý chắc chắn sẽ tạo ra sự bùng nổ, chuyển đổi số mọi ngành và lĩnh vực của đời sống xã hội.
Ông Ngô Diên Hy, VNPT cho biết, công ty có rất nhiều lợi thế về chuyển đổi số khi là doanh nghiệp lớn, có lực lượng thông tin tại chỗ. Với việc Bộ Thông tin Truyền thông định hướng doanh nghiệp lớn không nên đi vào cạnh tranh các sản phẩm nhỏ lẻ với doanh nghiệp nhỏ, VNPT cũng nhận thấy trách nhiệm, làm sao để hợp tác với doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ. VNPT cũng đang làm việc với một số hiệp hội để tìm ra cơ hội hợp tác với doanh nghiệp công nghệ ở quy mô nhỏ, đang có những sản phẩm cần phát triển mạnh. Doanh nghiệp lớn có thể hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ đem sản phẩm phổ biến sâu nhất, rộng nhất trong cộng đồng.
"Công tác chuyển đổi số, khó nhất vẫn là tìm được đúng mô hình người trả tiền cho dịch vụ. Thậm chí, chúng ta phải chấp nhận làm trước. Như vậy dẫn đễn tình huống, VNPT rất mong muốn hợp tác, nhưng khi nêu vấn đề cần phát triển trước khi được thị trường đón nhận để kiếm tiền thì đó là giai đoạn rất khó khăn và VNPT đang trăn trở" – đại diện VNPT chia sẻ.
Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch FPT nhận định: "Đất nước mạnh khi doanh nghiệp mạnh, chứ không thể vài công ty mạnh được. Nên có lẽ phải bàn với nhau để các doanh nghiệp lớn tạo sân chơi tốt cho toàn ngành, để ai cũng có quyền được đóng góp. Đó là bài toán mà VINASA sẽ phải suy nghĩ, nghiên cứu và hành động trong năm 2021".
Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông khẳng định, chuyển đổi số chỉ thành công nếu toàn dân tham gia. Ông kêu gọi các mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhanh chóng hoạch định cho mình một bản chiến lược và kế hoạch hành động thực hiện chuyển đổi số. Thứ trưởng cam kết: "Tôi mong mỏi các doanh nghiệp, bất cứ khi nào có kiến nghị đề xuất đặc biệt liên quan đến chính sách, kết nối, chia sẻ, cứ liên hệ trực tiếp với tôi. Gọi điện mà tôi không nghe thì nhắn cho tôi một cái tin, hoặc gửi email. Tôi cam kết trả lời trong vòng 24 giờ!".
Nguồn: Genk.vn
Chuyên viên ERP - Chuyển Đổi Số
Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: 20 Tr - 25 Tr VND
Nhân viên Kế hoạch tổng hợp (Có tư duy làm Chuyển đổi số)
Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel
Địa điểm: Hà Nội
Lương: 18 Tr - 20 Tr VND
Chuyên viên Cấp cao/Chuyên gia Quản trị Dữ liệu - Phòng Dữ liệu Chuyển đổi số - Dự án Chuyển đổi số
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh
Giám đốc Quản lý sản phẩm - DSP - MSB_Khối Chuyển đổi số (DF) - 1M466
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB)
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Trên 60 Tr VND
HO - Trợ lý Phó Tổng Giám đốc Thường trực (phụ trách mảng CNTT, Ngân hàng số, chuyển đổi số)
Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank)
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh
Account Manager (hardware - software)
Công ty CP Đầu Tư TM và Phát Triển Công Nghệ FSI
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: Cạnh Tranh
Công ty CP Đầu Tư TM và Phát Triển Công Nghệ FSI
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: Cạnh Tranh