Tọa đàm “Cách mạng công nghiệp 4.0 và thực tiễn quản trị của doanh nghiệp” được tổ chức vừa qua tại Hà Nội. |
Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI năm 2016, hiện chỉ có 1,1% doanh nghiệp Việt ứng dụng giải pháp quản trị doanh nghiệp (ERP). Lý do chính vẫn xoay quanh việc lo ngại hiệu quả thực sự của ERP, e dè với chi phí, gặp khó khăn khi thuyết phục Ban lãnh đạo và chưa có kinh nghiệm lựa chọn sản phẩm cũng như đơn vị tư vấn triển khai...
ERP sẽ đảm bảo thành công cho quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Tại buổi tọa đàm “Cách mạng công nghiệp 4.0 và thực tiễn quản trị của doanh nghiệp” được tổ chức vừa qua tại Hà Nội, ông Mai Công Nguyên, Tổng Giám đốc Khối ngành dịch vụ ERP của FPT IS nhận định, trong bối cảnh bên ngoài thế giới và xu thế cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp cần biết cách tận dụng xu thế và khả năng về vốn, nguồn lực để tăng cường quản trị, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số (Digital Transformation). Bởi lẽ theo ông Nguyên, quá trình này đỏi hỏi là sự hội tụ và kết nối. Cụ thế là sự hội tụ của những công nghệ đột phá, riêng trong CNTT là IoT, BigData, Cloud computing. Kết nối những số liệu đa chiều như số liệu tài chính, số liệu kinh doanh, số liệu kỹ thuật, số liệu không gian…Tất cả tạo nên bức tranh chung cho quản trị doanh nghiệp.
“4.0 bắt đầu từ việc số hóa và kết nối mọi hoạt động của doanh nghiệp, kết nối vạn vật mà doanh nghiệp sở hữu và đó cũng chính là cốt lõi của ERP. Nói cách khác, triển khai ERP chính là công cụ quan trọng, là nền tảng đảm bảo sự thành công cho quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp tới 4.0 gần hơn”, ông Nguyên nhấn mạnh.
ERP giúp tăng doanh thu, lợi nhuận
Chia sẻ về câu chuyện triển khai ERP tại Tập đoàn Trung Nguyên, ông Nguyễn Thanh Đạm - Giám đốc Công nghệ thông tin, cho biết, công ty từng tiếp cận ERP từ năm 2003, đến năm 2006 đã tiến hành triển khai nhưng thất bại hai lần liên tiếp. “Trung Nguyên có nhiều công ty thành viên, nhiều mảng kinh doanh sử dụng các nền tảng khác nhau nên quyết định đầu tư ERP không hề đơn giản, phải rất khó khăn mới lựa chọn được sản phẩm, ngân sách và đối tác triển khai phù hợp”. Quyết tâm không dừng lại, Trung Nguyên tiếp tục triển khai lần thứ 3 với giải pháp của SAP do FPT IS là đơn vị triển khai. Kết quả triển khai thành công, đúng kế hoạch và đáp ứng được các yêu cầu của Ban lãnh đạo Tập đoàn.
“Trước khi nói tới việc tăng lợi nhuận thì trước mắt có thể khẳng định ERP giúp doanh nghiệp kiểm soát thất thoát rất tốt, và chắc chắn giúp tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Trung Nguyên bán hàng trên 80 quốc gia, chúng tôi không thể cử người đi tất cả các nước này mà phải có đối tác. Các đối tác này lựa chọn Trung Nguyên dựa trên nhiều yếu tố trong đó có sự minh bạch thông tin và hệ thống ERP đã giúp chúng tôi thuyết phục đối tác”, ông Đạm nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Đặng Tấn Dũng, Quản trị dự án ERP Công ty CP Dược - Thiết bị Y tế Bình Định (Bidiphar) cũng tiết lộ, Bidiphar cũng phải trải qua lần đầu thất bại. Ông Dũng cho biết, việc tiếp cận ERP giai đoạn đầu khá gian nan, thử thách. Bidiphar có 21 chi nhánh trên toàn quốc và 2 nhà máy sản xuất nên rất cần có một hệ thống quản trị nguồn lực ưu việt. Sau khi thất bại lần đầu năm 2008, việc khó nhất của Bidiphar là thuyết phục lãnh đạo làm tiếp lần thứ hai. Lúc này, đội ngũ phải đưa ra các con số để minh chứng đồng thời tìm hiểu kỹ về giải pháp và đối tác triển khai để trình bày với lãnh đạo. Các thực tiễn thành công trên thế giới chuyên sâu cho từng ngành của SAP và kinh nghiệm triển khai dày dặn của ERP đã thuyết phục Bidiphar và giúp Bidiphar triển khai ERP thành công năm 2014.
“Triển khai rồi mới thấy sướng, thấy các cơ hội mở rộng kinh doanh mà trước đây không có. Khi Bidiphar xuất khẩu qua châu Âu, một yêu cầu quan trọng là phải ứng dụng CNTT mới đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Ngoài sản xuất, Bidiphar còn phân phối cho các đơn vị khác, nếu không có nền tảng quản trị tiên tiến, họ sẽ không chọn mình. Trước đó nhiều đối tác tới đặt vấn đề với Bidiphar nhưng công ty lại chưa có hệ thống đạt chuẩn, không cung cấp được số liệu. Từ khi làm ERP, đơn vị đã có thêm nhiều đối tác quan trọng, giúp giá trị doanh nghiệp tăng lên trong mắt nhà đầu tư, làm thông tin tích lũy lâu dài, quy trình tốt hơn, kiểm soát chéo lẫn nhau và giảm rủi ro”, ông Dũng khẳng định và rút ra kết luận “làm ERP là không nên chờ đợi mà phải triển khai sớm. ERP giúp mang lại doanh thu lợi nhuận một cách gián tiếp”.
Lãnh đạo đóng vai trò tiên quyết
Sau khi nghe chia sẻ về những câu chuyện thành công trong triển khai ERP, đại diện của một doanh nghiệp trong ngành dệt may đặt vấn đề: “ERP là con đường chúng ta nhất định phải đi, có đi mới sống được. Chúng tôi cũng đang tìm hiểu nhưng có những khó khăn mà chưa biết làm thế nào. Con người có chịu thay đổi hay không? Vì hiện tại họ vẫn đang làm tốt, vẫn nhận lương vậy tại sao phải thay đổi?”
Trả lời câu hỏi này, ông Mai Công Nguyên cho biết yếu tố quan trọng hàng đầu là lãnh đạo, họ cần quyết liệt thực hiện để nhân viên hiểu đấy là con đường doanh nghiệp phải đi. Một khi nhân viên tin vào lãnh đạo và công ty thì họ sẽ theo tới cùng. Thực tế cho thấy, những người được lựa chọn vào dự án ERP đều là những nhân tố chủ chốt và ngược lại người từng làm ERP sẽ được nhiệm vào những vị trí quan trọng. Công thức triển khai thành công một dự án ERP được ông Nguyên đưa ra là 3R: Right solution – Đúng giải pháp, Right partner – Đúng đơn vị triển khai và Right Customer - chính khách hàng.
Từng chứng kiến khó khăn của nhiều đơn vị từ lúc bắt đầu công cuộc lựa chọn giải pháp, ông Nguyễn Hồng Việt - Giám đốc Kinh doanh SAP Việt Nam cho rằng để một dự án ERP thành công thì 30% nằm ở giải pháp, 30% nằm ở đối tác triển khai, 30% ở khách hàng và 10% ở việc kết nối 3 yếu tố đó.
Bàn về các yếu tố để triển khai ERP thành công, các diễn giả đều thống nhất rằng, cần nắm rõ quy trình hoạt động của doanh nghiệp, kiểm soát để giải quyết kịp thời rủi ro của dự án, đảm bảo nhân sự hỗ trợ, tiếp tục vận hành, bảo trì dự án sau khi vận hành.
"Thống kê cho thấy 90% dự án ERP triển khai thất bại nhưng tỷ lệ ở FPT chỉ là 1% và sau thất bại khách hàng vẫn tiếp tục lựa chọn FPT. Các doanh nghiệp không nên sợ thất bại và lãnh đạo doanh nghiệp không chỉ làm theo năng lực cá nhân mà cần làm theo nhu cầu của tổ chức. Lãnh đạo doanh nghiệp không chỉ làm theo năng lực cá nhân mà cần làm theo nhu cầu của tổ chức bởi ERP là con đường tất yếu đưa doanh nghiệp tới thành công", ông Mai Công Nguyên, Tổng Giám đốc Khối ngành dịch vụ ERP của FPT IS nhận định.
PV
Nguồn: Ictnews.vn
Business Analysis Intern / Thực tập sinh Phân tích Doanh nghiệp
Công ty TNHH Giải pháp Data V Tech
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: Cạnh Tranh
Chuyên Viên Quản Lý Dự Án – CNTT (Open for Fresher)
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
Địa điểm: Hà Nội
Lương: 12 Tr - 15 Tr VND
IT Infrastructure Engineer (Kỹ Sư Hạ Tầng CNTT)
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: 18 Tr - 25 Tr VND
Phó phụ trách Quản lý rủi ro Công nghệ Thông tin
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á (Nam A Bank)
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: Cạnh Tranh
[TUYỂN GẤP]_Kỹ Sư Hạ Tầng CNTT/ IT Infra_Network System (Lâm Đồng)
Địa điểm: Lâm Đồng
Lương: Cạnh Tranh
IT Strategist cho công ty mới thành lập
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: 4,000 - 5,000 USD
Nhân Viên Kế Viên Kế Toán Doanh Thu
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: Cạnh Tranh
Chuyên Viên Tư vấn & Triển khai SAP Module FICO nha
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: 20 Tr - 35 Tr VND
Job Description: SAP SD (Sales and Distribution) Consultant
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: 20 Tr - 35 Tr VND