Bài toán đặt ra đối với các doanh nghiệp hiện nay là làm sao có thể sử dụng, vận hành Trung tâm điều hành an ninh mạng hiệu quả với chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo hoạt động ATTT hiệu quả.
Trước tốc độ phát nhanh chóng của công nghệ thông tin, các cuộc tấn công mạng đang diễn ra ngày càng phức tạp với quy mô lớn, trong khi nguồn lực hiểu biết về an toàn thông tin còn mỏng.
Đây là lý do khiến các doanh nghiệp ngày một chủ động hơn trong việc trang bị các hệ thống giám sát an ninh mạng một cách bài bản và hiệu quả.
Các doanh nghiệp đang dần bị thuyết phục bởi các giải pháp tổng thể (All-in-One) giúp họ chủ động giám sát, phòng ngừa và bảo vệ sớm khỏi các cuộc tấn công mạng tiềm ẩn nhờ việc liên tục xác định, phân tích, điều tra, phản ứng và báo cáo một cách chính xác theo thời gian thực.
Không chỉ trên thế giới mà ngay tại Việt Nam, triển khai một hệ thống giám sát ATTT như Trung tâm điều hành an ninh mạng (SOC) đang trở thành một trong những xu hướng được các doanh nghiệp chú trọng và đầu tư nhằm bảo vệ tài sản của khách hàng và doanh nghiệp.
Việc áp dụng SOC được coi là tín hiệu quan trọng cho thấy một công ty đã đạt đến mức độ trưởng thành nhất định về góc độ an ninh mạng. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi khái niệm này đang trở nên phổ biến tại các doanh nghiệp lớn.
Trong khi đó, đối với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), chiến lược bảo mật cũng đang trở thành vấn đề sống còn.
Bài toán đặt ra là làm sao để các doanh nghiệp có thể sử dụng, vận hành SOC hiệu quả với chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo hoạt động an toàn thông tin hiệu quả.
Câu trả lời được nhiều doanh nghiệp đưa ra là thay vì tự đầu tư và vận hành một hệ thống SOC tốn kém, các tổ chức sẽ có nhu cầu chuyển sang SOCaaS (SOC-as-a-Service: SOC dưới dạng một dịch vụ), thuê dịch vụ bên thứ ba để giám sát an ninh thông tin cho tổ chức của mình.
Theo nghiên cứu về thông tin thị trường tương lai (FMI), thị trường SOCaaS toàn cầu ước đạt hơn 1.340 triệu USD vào năm 2022, dự kiến đạt hơn 11.800 triệu USD vào năm 2032, với tốc độ tăng trưởng kép là 24,3%.
Với mục tiêu mang đến cho khách hàng dịch vụ giám sát an toàn thông tin tối ưu nhất, Viettel IDC mới đây cho ra mắt dịch vụ Viettel Virtual SOC, cung cấp hệ thống SOC giám sát, truy vết, phân tích xử lý và phản ứng với các sự cố được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây.
Dịch vụ Viettel Virtual SOC được xem là lời giải phù hợp nhất cho bài toán cân bằng giữa chi phí đầu tư có hạn và nhu cầu bảo đảm an toàn thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hành trình chuyển đổi số.
Đây là một trong những dịch vụ tiên phong trong xu hướng giám sát, ngăn chặn và xử lý các mối đe dọa an ninh mạng tại Việt Nam. Viettel Virtual SOC được xây dựng dựa trên Open XDR (Extended Detection and Response) – Tích hợp đầy đủ các module trên một nền tảng duy nhất về phân tích an toàn thông tin cho phép triển khai các hệ thống giám sát an toàn thông tin trên diện rộng từ trung tâm đến chi nhánh, trên nhiều môi trường mạng và các nền tảng điều hành khác nhau một cách đơn giản và nhanh chóng nhưng vẫn đạt hiệu quả cao
Hiện nay đã có nhiều đơn vị trên thị trường cung cấp các giải pháp giám sát ATTT, tuy nhiên đa phần là các dịch vụ SOC đơn thuần, thường chỉ bao gồm các giải pháp cơ bản.
Trong khi đó, hệ thống SOC do Viettel IDC cung cấp được trang bị giải pháp toàn diện, tiên tiến hơn (ứng dụng Nextgen SIEM, AI, Threat Intelligence, XDR,…) cho phép khách có thể lựa chọn thuê nhà cung cấp vận hành, giám sát, hoặc tự chủ động giám sát, vận hành, tùy biến dễ dàng hơn theo nhu cầu và mô hình của từng doanh nghiệp.
Với công nghệ AI, ML và Big data, Viettel Virtual SOC có thể tự động giám sát, phân tích, cập nhật tri thức, kiểm tra an ninh toàn bộ hệ thống mà không phụ thuộc vào nguồn lực con người, giúp tối ưu chi phí và nhân lực cho doanh nghiệp.
Nền tảng cảnh báo sớm các điểm yếu, nguy cơ an ninh có thể xảy ra qua nhiều kênh liên lạc (Virtual SOC Dashboard, Email, Điện thoại) và phối hợp ứng cứu, xử lý các sự cố an ninh mạng theo quy trình chuẩn. Khách hàng định kỳ (theo ngày, tuần, tháng, quý năm) sẽ nhận được báo cáo về các lỗ hổng được giám sát và cảnh báo.
Ngoài ra, với việc đáp ứng Nghị định 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, đáp ứng Tiêu chuẩn quốc tế về thông tin hoặc quản lý an ninh ISO 27001:2022 và tiêu chuẩn khắt khe về bảo mật thanh toán PCI DSS, Viettel Virtual SOC được đánh giá là một giải pháp "tối ưu, uy tín, an toàn và hiệu quả" dành cho khách hàng./.
GenK.
CHUYÊN VIÊN ỨNG DỤNG AI [AI DEPLOYMENT EXECUTIVE]
Tổng công ty Xây dựng số 1 – CTCP
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: Cạnh Tranh
NHÂN VIÊN PHÁT TRIỂN DỰ ÁN AI CHO TẬP ĐOÀN HÀNG ĐẦU TẠI MỸ
Chương trình Học viện Công nghệ BKACAD
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh
Data Scientist Expert - Hà Nội - TA139
Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBANK
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh
Digital Transformation Manager
Công Ty CP Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận - PNJ
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: Cạnh Tranh
Chuyên viên chính/Chuyên viên cao cấp Big data - Khối Công nghệ Thông tin
Ngân Hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh
Product Owner (Digital Marketing, AI) - TA160
Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBANK
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh
VIETNAM GOBUY E-COMMERCE - CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ GOBUY VIỆT NAM
Địa điểm: Hồ Chí Minh
Lương: 25 Tr - 40 Tr VND
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh
Kỹ sư Phát triển AI - AI Engineer - Khối Công nghệ thông tin (HO24.287)
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh
Senior AI Engineer - Hà Nội - TA139
Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBANK
Địa điểm: Hà Nội
Lương: Cạnh Tranh