Có nhiều trang web hoặc các tiện ích cho phép người dùng có thể kiểm tra độ an toàn của đường dẫn. Bạn có thể kiểm tra thông qua URLVoid. Chỉ cần dán đường dẫn cần kiểm tra vào, sau đó chọn. Ngay lập tức URLVoid sẽ duyệt, kiểm tra mà đưa kết quả giúp bạn về độ an toàn.
2. Các đường dẫn rút gọn
Một loại ẩn đường dẫn còn nguy hiểm hơn là sử dụng các công cụ nhằm rút ngắn đường dẫn. Với điều này người dùng khó lòng kiểm soát, liệu đường dẫn kia đến từ trang web nào, và nếu tò mò về title, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng "sập bẫy".
URLVoid không cho phép bạn kiểm tra các liên kết được rút gọn, vậy bạn có thể sử dụng công cụ Sucuri SiteCheck. Cách sử dụng cũng khá đơn giản, chỉ cần đưa đường dẫn vào và nhấn Scan Website để kiểm tra.
Sucuri sẽ tự động mở rộng các link rút gọn để tìm và quét đường dẫn gốc với các dịch vụ tin cậy như Google, Norton,... xem đường dẫn có an toàn không. Ngoài ra các liên kết không được rút gọn Sucuri vẫn có thể làm được điều này, tuy nhiên hiệu quả có lẽ sẽ không bằng so với URLVoid.
3. Cẩn thận với việc sao chép đường dẫn
Nhiều người dùng phải chịu cảnh oái oăm khi chỉ muốn sao chép đường dẫn nhưng lại nhấn nhầm truy cập. Do đó người dùng có thể dễ dàng bị ảnh hưởng nếu đường dẫn nghi ngờ kia có virus thật, bạn nên cẩn thận trong việc sao chép và dán liên kết.
Cách sao chép đường dẫn rất đơn giản, bạn chỉ việc nhấn chuột phải lên đường dẫn và chọn Copy Shortcut, nếu bạn dùng trình duyệt Internet Explorer. Còn với Firefox, chọn Copy Link Location; Chrome thì chọn Copy Link Address. Sau đó chỉ cần dán đường dẫn bằng lệnh Ctrl + V vào vị trí cần thiết.
Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn tránh được những tai nạn không đáng khi duyệt web.